Mặc dù cũng được xếp vào chủng cúm mùa thông thường, tuy nhiên cúm A ở trẻ nhỏ thường dễ gây ra nhiều biến chứng và để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ nhỏ. Vì vậy việc phòng bệnh cúm A ở trẻ là hết sức cần thiết, đặc biệt với những trẻ dưới 2 tuổi.
Bạn đang đọc: Cha mẹ nên làm gì để phòng bệnh cúm A ở trẻ?
1. Hiểu về bệnh cúm A của trẻ nhỏ
Bệnh cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A/ H1N1 gây ra. Loại virus này có khả năng lây truyền nhanh qua đường hô hấp, chủ yếu do tiếp xúc với các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng hoặc những đồ vật bị nhiễm virus từ người bệnh, sau đó vô tình văng vào người đối diện hoặc đưa tay lên mũi, miệng.
Theo giới chuyên môn đánh giá thì virus cúm A tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt đột vật và tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Bệnh cúm A thường phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa thu sang đông, tuy nhiên trong những năm gần đây nhiều bệnh viện đã ghi nhận số lượng trẻ mắc bệnh vào mùa hè cũng tăng lên sớm hơn, thậm chí tạo thành các ổ dịch. Nguy hiểm hơn, một số trường hợp còn diễn biến nặng, nguy kịch.
Do đó, việc cha mẹ và người chăm sóc trẻ chủ động phòng chống bệnh cúm A là một việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Khi trẻ được nhận biết những dấu hiệu sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất lớn đến quá trình điều trị, phục hồi của con.
Bệnh cúm A thường mắc ở những trẻ dưới 5 tuổi
2. Trẻ mắc cúm A thường có những dấu hiệu gì?
Trẻ mắc cúm A thường có những dấu hiệu khá giống với bệnh cảm cúm thông thường, vì thế mà nhiều cha mẹ nhầm lẫn dẫn tới việc chủ quan trong vấn đề điều trị. Cụ thể, khi trẻ mắc virus cúm A con sẽ có những dấu hiệu điển hình sau:
– Trẻ xuất hiện những cơn sốt từ 38.5 độ C trở lên và kéo dài
– Con thường bị ho, cổ họng bắt đầu đỏ và kèm theo tình trạng bỏ hoặc chán ăn
– Trẻ hắt hơi kèm theo chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
– Con không thích vận động, vui chơi mà thường nằm mệt, ngủ li bì
– Trường hợp nặng hơn hơn một vài trẻ có thể nôn, trớ nhiều lần trong ngày và háo nước
Ngoài những triệu chứng chính trên, trẻ cũng có thể xuất hiện thêm một số dấu hiệu phụ như thở nhanh, bỏ bú, thậm chí bao gồm cả sốt cao kèm theo co giật, suy hô hấp.
Ngoài việc dựa vào những dấu hiệu bên ngoài để chắc chắn hơn, cha mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm cúm A. Khi có kết quả bác sĩ sẽ tư vấn cho bé cách điều trị cũng như chăm sóc để tình trạng sức khỏe sớm được cải thiện.
Tìm hiểu thêm: Cách xử trí trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm đảm bảo an toàn
Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh con nên được đưa tới bệnh viện để làm xét nghiệm chẩn đoán cúm A
3. Bệnh cúm A ở trẻ nguy hiểm như thế nào?
Cúm A nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể tiến triển nhanh ở thể nghiêm trọng, đặc biệt với những trẻ dưới 2 tuổi, trẻ sinh non, trẻ chưa tiêm phòng đủ vắc-xin… thì nguy cơ biến chứng bệnh là khá cao. Cụ thể, trường hợp con bị cúm A mà không đáp ứng được thuốc trong quá trình điều trị thì bệnh có khả năng cao gây ra những biến chứng khó lường như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm long đường hô hấp, tiêu chảy cấp. Trong đó, một số trường hợp trẻ sốt liên miên không dứt dẫn đến co giật, ảnh hưởng não bộ là thường gặp nhất.
Lúc này quá trình điều trị sẽ kéo dài cũng như trở lên phức tạp hơn. Do đó, cha mẹ không nên lơ là trước bất cứ dấu hiệu mắc bệnh nào của trẻ.
4. Cha mẹ nên theo dõi và chăm sóc con tại nhà như thế nào khi con mắc cúm A?
Đầu tiên, khi phát hiện con có những dấu hiệu của bệnh cúm A, cha mẹ nên lưu ý những điều sau:
– Trẻ nên được chăm sóc và cách ly tại phòng riêng tối thiểu 7 ngày, khi con cần ra ngoài trẻ phải được đeo khẩu trang che kín mũi và miệng. Phòng cách ly của con cần thông thoáng, sạch sẽ, không ẩm hay quá bí.
– Hạn chế để nhiều người tiếp xúc trẻ trong lúc con đang bị ốm. Các vật dụng sinh hoạt của con cần được tiệt trùng thật sạch sẽ nhằm hạn chế tối đa lây lan.
– Cha mẹ nên vệ sinh mũi và họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý để giúp thông thoáng đường thở, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được tốt hơn.
– Trẻ bị sốt nên dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng cho phép. Loại thuốc trẻ dùng nên được chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó nên cho trẻ uống đầy đủ nước, chất điện giải để tránh tình trạng con bị mất nước.
– Nên ưu tiên và dành nhiều thời gian để con nghỉ ngơi cũng như ngủ đủ giấc.
>>>>>Xem thêm: Cận cảnh hình ảnh các giai đoạn bệnh thủy đậu ở trẻ
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn đối với quá trình hồi phục ở trẻ
Còn về vấn đề dinh dưỡng trong thời gian này con thường mệt mỏi, ăn uống kém. Nếu lúc này chế độ dinh dưỡng của con không được chú ý sẽ khiến trẻ mệt mỏi nhiều hơn và chậm phục hồi sức khoẻ. Một chế độ dinh dưỡng trong thời gian trẻ mắc virus cúm A nên đảm bảo được các vấn đề sau.
– Đối với trẻ còn bú mẹ, mẹ nên chia cữ bú làm nhiều lần trong ngày. Mỗi lần có thể cho con bú từng chút 1. Trong thời gian con đang ốm, mẹ cũng nên ăn nhiều trái cây, rau củ, thực phẩm dinh dưỡng để chất lượng sữa được nâng cao.
– Nếu trẻ đã ăn được cơm, thức ăn của con nên chế biến dưới dạng lỏng, dễ tiêu như: súp, cháo, các món hầm nhừ, nước hầm rau củ… Khẩu phần ăn của con nên được chia sẻ làm 5 – 6 bữa trong ngày. Khi ốm cổ họng con có thể rát, kèm đau con cảm thấy khó ăn, vì thế cha mẹ không nên ép con.
– Thực phẩm trong bữa ăn nên đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất như: tinh bột, chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất. Những nhóm thực phẩm này thường có trong các loại thịt, sữa, ngũ cốc, phô mai, trái cây, rau củ tươi, hải sản… nên mẹ có thể cho con ăn mỗi ngày.
Về cơ bản thì bệnh cúm A ở trẻ là một bệnh lý nguy hiểm, vì thế cha mẹ cần nhìn nhận và hiểu rõ về mức độ ảnh hưởng của bệnh cũng như cách phòng tránh, điều trị để có thể đảm bảo sức khỏe tốt cho con.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.