Cúm A là bệnh lý đường hô hấp có thể xảy ra hàng năm ở mọi đối tượng nhưng hay mắc nhất là trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai. Vậy bệnh cúm A có lây không và trong thời gian bao lâu thì có thể lây nhiễm?
Bạn đang đọc: Bệnh cúm A có lây không và lây qua con đường nào?
1. Tìm hiểu về bệnh cúm A
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, thường phát triển mạnh nhất trong giai đoạn chuyển mùa từ thu sang đông, hay đông sang xuân. Bệnh do các chủng virus cúm phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên.
Virus cúm A có thể bị loại bỏ khi ở nhiệt độ 56 độ C trong vòng 3 giờ và 60 độ C trong 30 phút. Các chất tẩy rửa như formalin, iodine cũng có tác dụng diệt trừ virus trên các bề mặt đồ vật khá hiệu quả.
Trong tất cả các loại cúm thì cúm A được đánh giá là nguy hiểm nhất, do có nhiều chủng virus cúm A khác nhau và bệnh cũng dễ gây ra biến chứng cho người mắc chỉ trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó những dấu hiệu của bệnh cũng khá giống với cảm cúm thông thường nên nhiều người thường chủ quan không điều trị sớm, nên bệnh thường có xu hướng chuyển biến xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Bệnh cúm A có lây không và lây theo cơ chế nào?
2. Virus cúm A có lây không?
Bệnh cúm A có lây không? Thực chất thì bệnh cúm A có nguy cơ lây lan với tốc độ rất nhanh từ người bệnh sang người lành chỉ thông qua các giọt nhỏ phát tán trong không khí khi vô tình người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những giọt bắn này có thể rơi vào miệng hoặc mũi của người đối diện, sau đó gây bệnh. Không những thế những món đồ vật mà người bệnh thường xuyên tiếp xúc thì virus cũng có thể bám trên các vật dụng này và sinh sống khoảng 48h trong điều kiện tự nhiên. Nếu vô tình dùng chung những đồ vật này bạn cũng có thể hoàn toàn mắc bệnh.
Sau khi bị nhiễm virus cúm A, bệnh sẽ không bộc phát ngay mà phải trải qua thời gian ủ bệnh từ 1 tới 2 ngày hoặc có thể lâu hơn, tùy theo thể trạng mỗi người. Trung bình sau 4 ngày tiếp xúc với nguồn lây người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng sốt nhẹ, đau mỏi người, mệt mỏi… đây là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm A.
Cúm A thường có thời gian mắc bệnh trong khoảng từ 5 – 10 ngày. Đối với trẻ em, thời gian lây lan của cúm có thể kéo dài hơn 10, thậm chí là hơn 10 ngày. Ngoài ra, có thể kéo dài tới cả tháng nếu trước đó trẻ đã mắc vấn đề về hệ hô hấp hoặc có sức đề kháng yếu.
Chính vì cơ chế dễ lây lan và nhiễm bệnh nên cúm A dễ bùng phát, phát triển thành các đại dịch lớn trên toàn cầu.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp chi tiết: Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?
Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng còn yếu
3. Biểu hiện dễ nhận biết của cúm A
Theo đánh giá thì ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc virus cúm A, nhưng bệnh dễ xuất hiện nhất là đối tượng: trẻ dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ đang mang thai và người có sức đề kháng yếu.
Khi mắc cúm A người bệnh sẽ có các dấu hiệu cụ thể sau:
– Sốt cao từ 39 độ trở lên và sốt li bì hoặc kéo dài
– Chân tay lạnh kèm theo người mệt mỏi
– Họng có hiện tượng đỏ, nuốt nước bọt và khi ăn uống thì đau
– Cơ thể có cảm giác đau mỏi, đặc biệt là chân, tay
– Với trẻ nhỏ con thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn…
Khi phát hiện mới mắc bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể tự dùng thuốc điều trị tại nhà kết hợp cùng chế độ ăn thì sau khoảng 5 ngày bệnh sẽ được thuyên giảm. Trong thời gian điều trị người mắc cúm A nên ưu tiên như:
– Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày
– Dùng thuốc hạ sốt và thuốc hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ.
– Uống nhiều nước, ăn các loại trái cây tươi, thức ăn dễ tiêu hóa để cơ thể mau chóng bình phục.
– Nên cách ly phòng riêng đồng thời hạn chế tiếp xúc với người thân để giảm nguy cơ lây lan.
– Trong trường hợp đã thực hiện những cách trên mà bệnh vẫn không thuyên giảm, lúc này cần nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra để tránh những biến chứng không đáng có.
Một lưu ý là hiện nay khi bị mắc cúm A nhiều người thường tự ý mua thuốc Tamiflu về điều trị tại nhà. Tuy nhiên điều này là không nên, bởi Tamiflu được biết đến với vai trò là thuốc hỗ trợ điều trị, do đó hiệu quả tối đa nhất khi sử dụng trong vòng 24 giờ đầu khi bị ốm. Bên cạnh đó tùy theo thể trạng mỗi người mà liều lượng dùng thuốc cũng khác nhau. Việc người bệnh tự ý dùng thuốc luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Vì sao bệnh tay chân miệng ở trẻ lại nguy hiểm?
Bệnh cúm A thường mắc ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người già
4. Cách phòng ngừa cúm A hiệu quả nhất
Với cơ chế dễ lây lan từ virus cúm A, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh Bộ Y tế khuyến cáo chúng ta nên chủ động thực hiện theo những bước sau đây để phòng tránh bệnh được an toàn hơn:
– Mỗi khi ra ngoài về nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn. Không đưa tay lên khu vực mắt, mũi, miệng vì sẽ làm gia tăng nguy cơ lây bệnh.
– Khi giao tiếp với người đối diện cần đeo khẩu trang kín miệng, mũi.
– Các vật dụng hay bề mặt bàn ghế, đồ chơi, đồ dùng cần thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa sự lây nhiễm từ bề mặt có virus sang cơ thể.
– Không tiếp xúc với người mắc bệnh, vì tỷ lệ lây nhiễm bệnh là rất cao.
– Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ nên hạn chế tối đa tới chỗ đông người.
– Hàng năm cần được tiêm phòng vắc xin cúm đầy đủ để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh.
– Để cơ thể được tăng cường sức đề kháng hãy thường xuyên tập luyện thể dục và thực hiện chế độ ăn đủ chất, lành mạnh với các khoáng chất, vitamin C, sắt…
Khi đã có được câu trả lời cho câu hỏi, bệnh cúm A có lây không, chắc hẳn bạn đã biết được mình nên làm gì để có được sức khỏe tốt cũng như hạn chế nguy cơ mắc bệnh kể cả trong thời gian đỉnh dịch. Hiện những cách phòng tránh cúm A trên được đánh giá là đơn giản và dễ dàng thực hiện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.