Viêm hô hấp trên ở trẻ là bệnh thường gặp do sức đề kháng của trẻ còn yếu, nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Kết hợp với yếu tố môi trường sống ô nhiễm hoặc thay đổi thời tiết sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng. Do đó, cha mẹ cần nhận biết bệnh sớm bằng các biểu hiện từ đó có thể có phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Bạn đang đọc: Biểu hiện viêm hô hấp trên ở trẻ và cách phòng ngừa bệnh?
1. Viêm hô hấp trên ở bé nhỏ có những biểu hiện điển hình nào?
1.1 Tìm biểu về khái niệm viêm hô hấp trên ở trẻ?
Đường hô hấp của trẻ là hệ bao gồm nhiều cơ quan, trong đó đường hô hấp trên bắt đầu từ mũi đến thanh quản dễ bị viêm nhất bởi đây là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí.
Các tác nhân gây bệnh bao gồm: virus, vi khuẩn… Bên cạnh đó, trẻ bị viêm đường hô hấp còn do các yếu tố khác như: hơi độc, khí lạnh, khí nóng, bụi bẩn, khói thuốc…
Các bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ thường gặp bao gồm: bệnh viêm họng, bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm amidan…
Các bệnh lý này nếu không được điều trị tốt sẽ gây viêm đường hô hấp dưới. Nghiêm trọng hơn, còn có thể gây ra bệnh viêm phổi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của trẻ.
Tùy vào độ tuổi của trẻ và các tác nhân gây bệnh, viêm đường hô hấp ở trẻ có thể có những triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Do đó, cha mẹ cần chú ý và phân biệt triệu chứng viêm đường hô hấp ở trẻ là ở mức độ nào để có phương pháp chăm sóc, điều trị phù hợp, hiệu quả.
Viêm hô hấp trên ở trẻ là bệnh thường gặp do sức đề kháng của trẻ còn yếu, nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.
1.2 Biểu hiện viêm hô hấp trên ở trẻ theo độ tuổi
– Ở trẻ sơ sinh, trẻ chưa biết biểu hiện bệnh tốt như những trẻ lớn hơn, biểu hiện khi viêm đường hô hấp trên chủ yếu là: trẻ sốt nhẹ, chảy mũi, ho, khò khè, bỏ bú, quấy khóc,…
– Ở trẻ lớn hơn, viêm đường hô hấp trên chủ yếu gây ra các biểu hiện như: chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho, sổ mũi, mệt mỏi, khàn tiếng, chán ăn, sốt nhẹ,…
1.3 Biểu hiện viêm hô hấp trên theo mức độ bệnh
– Ở mức độ nhẹ trẻ thường chỉ gây triệu chứng sốt nhẹ như: ho, sổ mũi…. Trẻ vẫn có thể ngủ được nhưng khó chịu, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách cho trẻ uống quất hấp đường, mật ong để làm dịu.
– Ở mức độ vừa viêm đường hô hấp trên sẽ gây triệu chứng cho trẻ như: sốt, ho, thở nhanh hơn. Đây là biểu hiện cho thấy tình trạng của trẻ đã tiến triển thành viêm phế quản hoặc viêm phổi nhẹ. Lúc này, trẻ cần điều trị viêm đường hô hấp bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Ở mức độ nặng trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như: thở nhanh, sốt cao, ho, co rút lồng ngực… Với những biểu hiện này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt để theo dõi và xử lý kịp thời.
– Mức độ nghiêm trọng ngoài các triệu chứng như: thở nhanh, ho, co rút lồng ngực… trẻ còn xuất hiện thêm các dấu hiệu như cơ thể tím tái. Những dấu hiệu này cho thấy tình trạng viêm đường hô hấp sẽ tiến triển thành viêm phổi nặng và biến chứng. Lúc này, trẻ cần được hồi sức cấp cứu càng sớm càng tốt, nếu được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ở mức độ nhẹ trẻ thường chỉ gây triệu chứng sốt nhẹ như: ho, sổ mũi…. Trẻ vẫn có thể ngủ được nhưng khó chịu, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách cho trẻ uống quất hấp đường, mật ong để làm dịu
2. Viêm hô hấp trên ở trẻ nhỏ do những nguyên nhân nào gây ra?
– Trẻ nhỏ mắc viêm đường hô hấp thường do: Virus, vi khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, nấm…gây ra
Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác làm tăng cơ hội cho tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể của trẻ và khiến hệ miễn dịch yếu hơn như:
– Môi trường sống không đảm bảo: Trẻ thường xuyên nằm ở phòng lạnh, điều kiện không khí ẩm thấp, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp, khói than tổ ong, điều kiện vệ sinh kém… sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
– Sức đề kháng cơ thể của trẻ yếu: Trẻ càng nhỏ tuổi thì nguy cơ mắc viêm đường hô hấp càng cao hơn so với trẻ lớn hơn, nhất là trẻ dưới 1 tuổi do sức đề kháng cơ thể còn kém.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm trị ho hiệu quả cho bé cha mẹ có biết?
Trẻ nhỏ mắc viêm đường hô hấp thường do: Virus, vi khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, nấm…gây ra
3. Cần làm gì để phòng ngừa viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ?
Để phòng tránh tình trạng trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ hãy chú ý thực hiện những điều sau:
3.1 Lưu ý tiêm phòng đầy đủ cho bé
Cha mẹ hãy ghi nhớ lịch tiêm phòng cho trẻ đặc biệt là vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm thường gặp và cúm hàng. Đây là biện pháp đơn giản giúp tạo miễn dịch phòng ngừa hiệu quả, khi cơ thể đã có kháng thể thì khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch tiêu diệt nhanh chóng hơn.
3.2 Cha mẹ cần lưu ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và sức đề kháng ở trẻ. Do đó cha mẹ hãy lưu ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé bằng cách cho bé bú đủ bữa trong ngày, với những trẻ lớn hơn thì bổ sung cho trẻ ăn đủ chất, tăng cường nhóm Vitamin A và DHA.
3.3 Vệ sinh, chăm sóc mũi, họng
Cha mẹ nên vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý loãng, dịu nhẹ để vệ sinh mũi họng cho trẻ. Việc này sẽ giúp thông thoáng đường thở, tiêu diệt vi khuẩn và giúp phòng các bệnh về đường hô hấp tốt hơn.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách trị viêm tai cho trẻ em
Với những biểu hiện của trẻ bị viêm đường hô hấp trên, cha mẹ hãy lưu ý quan sát, theo dõi trẻ cẩn thận, kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám
Với những biểu hiện của trẻ bị viêm đường hô hấp trên, cha mẹ hãy lưu ý quan sát, theo dõi trẻ cẩn thận, kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sẽ không quá nghiêm trọng nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.