Viêm phổi ở trẻ không phải là loại bệnh hiếm gặp và cha mẹ nào cũng hiểu rõ những nguy cơ tiềm tàng khi con bị viêm phổi kéo dài. Tình trạng giảm tiểu cầu do viêm phổi là bệnh lý kéo theo không thường xảy ra nhưng lại có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ nhanh chóng. Do đó cha mẹ cần chủ động đưa con đi khám và thực hiện các xét nghiệm chỉ định đầy đủ để phát hiện những biến chứng bất thường con có thể gặp phải.
Bạn đang đọc: Cẩn trọng khi viêm phổi ở trẻ có thể gây giảm tiểu cầu
1. Phát hiện giảm tiểu cầu khi khám viêm phổi ở trẻ
Trong vài ngày qua, bé P.A.T có biểu hiện ho nhiều, có đờm kèm sốt nhẹ, đổ mồ hôi nhiều và chán ăn. Ban đầu gia đình có theo dõi tình hình tại nhà nhưng thấy con có thêm triệu chứng lạ như thở khò khè, rít mạnh,… thì đã nhanh chóng đưa bé tới Nhi khoa Thu Cúc TCI để kiểm tra.
Qua thăm khám và khai thác bệnh sử cũng như kết quả xét nghiệm thu về, bác sĩ chẩn đoán bé T. bị viêm phổi, kèm theo đó là tiểu cầu giảm và bạch cầu tăng nhẹ. Trước chẩn đoán này, các bác sĩ đã chỉ định bé cần nằm viện điều trị và theo dõi thêm, tránh bệnh diễn biến trở nặng gây nguy hiểm đến sức khỏe và kéo dài thời gian hồi phục.
Bé P.A.T được chỉ định nằm viện do giảm tiểu cầu và viêm phổi
Viêm phổi ở trẻ là bệnh lý về đường hô hấp rất đáng lo ngại dù có thể trẻ chỉ mắc ở mức độ nhẹ do diễn biến khá nhanh và dễ dẫn đến nhiều biến chứng. Tiểu cầu giảm cũng là một trong những tình trạng xảy ra do viêm phổi, đây có thể coi là dấu hiệu trở nặng của bệnh và dễ gây nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy bệnh viêm phổi ở trẻ cần được phát hiện sớm, quan tâm điều trị dứt điểm để tránh các nguy cơ không mong muốn.
2. Bệnh viêm phổi ở trẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Bệnh viêm phổi là hiện tượng mô phổi bị viêm nhiễm do tác động của vi khuẩn, virus và nấm. Thông thường viêm phổi bao gồm viêm phế nang, viêm túi phế nang, ống phế nang, viêm tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Khi gặp tình trạng viêm, các phế nang, đường dẫn khí trong phổi có thể chứa đầy chất lỏng hoặc mủ, từ đó khiến trẻ gặp tình trạng ho có đờm hoặc mủ, sốt có thể kèm theo ớn lạnh và khó thở.
Bệnh lý này nếu không phát hiện và điều trị sớm rất dễ tiến triển nặng, nhất là đối với trẻ nhỏ. Một số biến chứng thường gặp khi trẻ viêm phổi là nhiễm trùng máu, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, suy hô hấp, suy tim…, bên cạnh đó giảm tiểu cầu như bé P.A.T cũng là một biến chứng của viêm phổi nhưng ít gặp.
Bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ xảy ra khi số lượng tiểu cầu trong máu giảm so với mức bình thường, gây tình trạng chảy máu (xuất huyết), ảnh hưởng đến khả năng đông máu và suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của người bệnh. Lúc này bệnh nhân có thể có những triệu chứng xuất huyết khi bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da hoặc thậm chí là xuất huyết não dẫn tới tử vong.
Vì cả 2 bệnh bé A.T mắc phải đều tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe, do đó việc nhập viện điều trị là cần thiết để bảo vệ sức khỏe bé và giúp bé khỏi bệnh nhanh chóng, dứt điểm hơn.
3. Đẩy lùi cùng lúc 2 bệnh với phác đồ khoa học
Trước chẩn đoán bé A.T bị viêm phổi và giảm tiểu cầu, các bác sĩ Nhi khoa tại Thu Cúc đã cân nhắc và đưa ra phác đồ phù hợp nhất để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng bệnh cũng như điều trị bệnh dứt điểm.
Về nguyên căn gây nên hiện tượng giảm tiểu cầu của bé T. là do sự tiêu hao tiểu cầu gây ra khi xuất hiện nhiễm trùng, cụ thể ở đây là viêm phổi. Rất may là bệnh lý này mới chỉ ở mức độ nhẹ nên các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng viêm phổi, ngăn ngừa tiểu cầu giảm thêm và từ đó bệnh nhi sẽ có thể tự khôi phục dần về mức tiểu cầu bình thường.
Tìm hiểu thêm: Làm gì khi trẻ biếng ăn? Cha mẹ bỏ túi ngay bí kíp
Sau thời gian điều trị, sức khỏe bé T. đã hồi phục rõ rệt
Tại Khoa Nhi Thu Cúc TCI, mọi phác đồ điều trị của bác sĩ đều luôn hướng đến phương châm hạn chế kháng sinh nhất có thể cho bé. Tuy nhiên đối với những bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn nặng, điển hình như trường hợp viêm phổi của bé T. thì việc sử dụng kháng sinh là rất cần thiết để điều trị bệnh. Mặc dù vậy, loại thuốc kháng sinh, liều lượng sử dụng đều sẽ được các bác sĩ cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với thể trạng và tình trạng của bé, để có thể chữa dứt điểm bệnh viêm phổi ở trẻ với lượng kháng sinh tối thiểu.
Sau thời gian tiếp nhận điều trị và theo dõi của bác sĩ, điều dưỡng, tình hình sức khỏe của bé đã hồi phục nhanh chóng, bệnh được đẩy lùi hoàn toàn và đủ điều kiện xuất viện.
4. Một số biện pháp chăm sóc bé khi viêm phổi cha mẹ cần biết
4.1. Hạ sốt cho trẻ
– Tích cực chườm ấm: Nhúng khăn vào chậu nước ấm, vắt khô và lau toàn cơ thể cho trẻ, sau đó tập trung chủ yếu ở nách, bẹn, lưng, lòng bàn tay, lòng bàn thân. Ngoài ra có thể đặt khăn lên hõm nách, bẹn và trán trẻ.
– Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C
4.2. Giúp trẻ bài tiết đờm
>>>>>Xem thêm: Lạm dụng kháng sinh, bé bị viêm phế quản gần biến chứng sang viêm phổi
Vỗ lưng đúng cách giúp trẻ long đờm dễ hơn
– Vỗ lưng cho trẻ khi bị ho có đờm có tác dụng lưu thông tuần hoàn máu của phổi, long đờm trong phế quản và thải ra ngoài dễ dàng. Cha mẹ thực hiện vỗ lưng cho con bằng cách khum bàn tay, giữ ngón cái ép vào ngón trỏ, sau đó vỗ nhẹ nhàng từng bên trái phải, khoảng 3-5 phút mỗi bên.
Cha mẹ lưu ý thực hiện vỗ lưng tốt nhất là trước khi cho bé ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh nôn trớ.
– Hướng dẫn trẻ ho: Ho là hành động giúp làm thông thoáng đường thở, đẩy chất xuất tiết, đờm ra khỏi phổi. Cha mẹ hướng dẫn bé thực hiện các bước sau:
B1: Cho trẻ ngồi dậy, đầu ngả nhẹ về phía trước.
B2: Hít vào, sau đó mở miệng và thót cơ bụng, ho thật sâu để bật đờm tắc ở sâu bên trong phế quản
B3: lặp lại bước 2 một lần nữa cho đến khi khạc được đờm ra ngoài.
Đối với trẻ nhỏ chưa thể thực hiện được, điều dưỡng tại viện có thể dùng máy hút đờm dãi ra khỏi hầu họng.
4.3.Vệ sinh và chế độ ăn cho trẻ
– Vệ sinh: Vứt khăn giấy hoặc giặt sạch khăn xô của trẻ sau khi vệ sinh mũi miệng cho bé. Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ.
– Chế độ ăn: Bổ sung thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, chế biến mềm để trẻ dễ ăn, không nên ép trẻ ăn mà nên để trẻ ăn theo nhu cầu để tránh nôn trớ.
Ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau đây, cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện:
– Lõm ngực khi trẻ hít vào
– Thở mệt nhọc, cánh mũi phập phồng, da có thể tím tái.
– Thở khò khè hay thở rít ngay cả khi nằm yên.
– Không uống được nước, sữa, có thể co giật hoặc li bì khó đánh thức.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc phát hiện và chăm sóc trẻ viêm phổi. Nếu nghi ngờ con mắc bệnh hoặc có thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.