Tìm hiểu về cúm A H5N1 là gì và có nguy hiểm không?

Trên thế giới cúm A H5N1 đã từng khiến nhiều người tử vong, trong đó có cả trẻ em và người lớn. Đến nay bệnh mặc dù đã được khống chế phần nào, tuy nhiên hàng năm tỷ lệ mắc bệnh vẫn khá cao, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy cúm A H5N1 là gì?

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về cúm A H5N1 là gì và có nguy hiểm không?

1. Cúm A H5N1 là gì và có từ đâu?

Năm 1961 virus cúm A H5N1 lần đầu được phát hiện ở các loài chim hải yến tại Nam Phi. Ngay từ khi phát triển loại cúm này đã làm lây nhiễm và giết chết hàng triệu gia cầm. Trước đó, virus A H5N1 cũng được xác định là không có khả năng lây nhiễm sang người. Tuy nhiên, năm 1997 phát hiện người đầu tiên lây nhiễm cúm A H5N1 từ chim và kể từ đó cho tới nay mỗi năm trên thế giới đều ghi nhận rất nhiều ca mắc bệnh và đã có những ca nguy hiểm tới tính mạng.

Virus cúm A H5N1 được xác định là có cấu trúc kháng nguyên gồm 2 loại: Kháng nguyên Hemagglutinin (H) và kháng nguyên Neuraminidase (N). Trong đó, kháng nguyên H giúp virus dễ bám vào tế bào, kháng nguyên N khiến loại virus này dễ dàng chui vào trong tế bào vật chủ. Virus cúm cũng được xác định là có tỉ lệ đột biến cao và kháng nguyên bề mặt luôn có xu hướng biến đổi. Trong đó kháng nguyên H và N thường thay đổi rõ nhất, chỉ cần đột biến nhỏ đã có thể làm biến đổi kháng nguyên và tạo ra biến chủng cúm mới. Đó chính là nguyên nhân khiến H5N1 gây ra dịch cúm trên diện rộng, thường xảy ra vào mùa đông và đầu xuân.

Vì thế hiểu một cách đơn giản thì H5N1 là một phân nhóm virus cúm A, thường xuất hiện ở chim và gia cầm. Virus cúm A có thể lây truyền giữa các loài chim, gia cầm và động vật khác, loại virus này có thể lây lan sang người một cách nhanh chóng và nếu không được điều trị kịp thời thì tỉ lệ tử vong xảy ra là rất cao.

Tìm hiểu về cúm A H5N1 là gì và có nguy hiểm không?

Cúm A H5N1 lần đầu được phát hiện ở các loài chim hải yến tại Nam Phi

2. Các dấu hiệu ở người cho thấy đã mắc cúm A H5N1

Theo đánh giá của giới chuyên môn và bác sĩ, biểu hiện cúm A và cảm cúm thông thường rất giống nhau dễ gây ra sự nhầm lẫn. Tuy nhiên nếu để ý kỹ sẽ nhận thấy các biểu hiện của cúm A thường nặng hơn có kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm. Thời điểm dịch bùng phát mạnh nhất là vào mùa đông và đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bà bầu, người già và những người làm việc trong môi trường đông người. Các dấu hiệu sớm của bệnh cúm A thường khởi phát trong vòng 2-5 ngày, kể từ khi tiếp xúc với nguồn lây.

Biểu hiện thường thấy của người mắc cúm A H5N1 gồm:

– Sốt cao đột ngột và cơn sốt thường kéo dài

– Vùng họng bắt đầu đau rát và đỏ kèm theo ho khan

– Đau mỏi người và chân tay

– Với trẻ nhỏ thì con thường có thêm biểu hiện là bỏ bú, chán ăn, quấy khóc nhiều

– Nặng hơn một vài trẻ có thể kèm đi ngoài

Các dấu hiệu trên nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, bệnh rất dễ tiến triển thành suy hô hấp, viêm phế quản, ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới tính mạng.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên

Tìm hiểu về cúm A H5N1 là gì và có nguy hiểm không?

Đối tượng có nguy cơ cao mắc virus cúm A H5N1 thường là trẻ nhỏ

Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh nếu chưa chắc chắn có phải mắc cúm A hay không người bệnh nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra và tiến hành làm các xét nghiệm chẩn đoán cúm A. Các xét nghiệm này thường diễn ra khá nhanh, đơn giản và có kết quả sớm. Khi biết được tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn về cách điều trị an toàn cũng như hiệu quả nhất để người bệnh sớm hồi phục sức khỏe.

Hiện nay, người mắc cúm A đang được khuyến cáo sử dụng thuốc kháng virus  Oeltamivir để điều trị. Thuốc này sẽ có hiệu quả sớm nếu được dùng trong vòng 48 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh. Hoặc trong một vài trường hợp khác có thể dùng Zanamivir (Relenza) nhằm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng những loại thuốc trên chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Việc người bệnh tự ý mua thuốc về dùng luôn tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro tới sức khỏe, do đó cần hết sức lưu ý.

Ngoài ra, khi người mắc cúm A bị sốt cao trên 38.5 độ thì có thể uống Paracetamol. Paracetamol là thuốc không kê đơn nhưng khi dùng người bệnh nên lưu ý liều lượng và thời gian uống thuốc để có được hiệu quả tốt nhất.

Tìm hiểu về cúm A H5N1 là gì và có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Tham khảo các loại thuốc trị cúm A cho bé

Tiêm phòng cúm được coi là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa cúm A

3. Cần làm gì để có thể phòng ngừa virus cúm A H5N1?

Cúm là loại virus có nhiều chủng loại và biến đổi hàng năm, vì thế cách tốt nhất và hiệu quả nhất là người bệnh nên chủ động tiêm vắc -xin cúm mùa mỗi năm 1 lần. Bên cạnh đó thì chủ động phòng ngừa với một vài cách đơn giản sau đây:

– Không nên ăn thịt các loại gia cầm chết, gia cầm hoang dã. Cần ăn chín uống sôi, hạn chế tối đa ăn các món tái.

– Vệ sinh sạch sẽ thân thể, vệ sinh chân tay thường xuyên.

– Không khạc nhổ linh tinh và khi ra ngoài cần đeo khẩu trang kín mũi và miệng

– Khi hắt hơi, ho nên lấy tay che miệng

– Trong thời điểm mùa dịch nên hạn chế tối đa tới nơi đông người

– Chế độ ăn hàng ngày cần đủ chất, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh và thực phẩm nhóm vitamin, chất khoáng để tăng sức đề kháng.

– Khi có các biểu hiện của cúm A người bệnh nên chủ động cách ly với người thân để giảm nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời cần tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin lý giải cúm A H5N1 là gì, khi hiểu rõ về nguy cơ lây bệnh, cách phòng tránh người bệnh nên chủ động bảo vệ bản thân và gia đình để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh ở mức cao nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *