Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài són

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài són cho thấy đường ruột và sức khỏe của con đang gặp vấn đề. Điều này khiến các ông bố, bà mẹ có con nhỏ gặp phải tình trạng này đau đầu và không thể yên lòng được. Vậy nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả khi con bị đi ngoài són là gì?

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài són

1. Đôi nét về tình trạng trẻ sơ sinh bị đi ngoài són

Số lần đi ngoài và tính chất phân có thể phản ánh rõ nét tình trạng sức khỏe của trẻ. Với những trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì thường đi ngoài khoảng 3 – 5 lần/ ngày. Thông thường, phân của trẻ có mùi chua và ở dạng sệt.

Với những trẻ sơ sinh uống sữa công thức, con có thể chỉ đi ngoài 1 lần/ ngày và phân có mùi thối, thành khuôn. Đây được coi là những hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, có một số trường hợp số lần đi ngoài và phân của trẻ sơ sinh có sự bất thường. Chẳng hạn như tình trạng trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần chỉ ra 1 ít và phân mềm, không khô cứng. Đây chính là dấu hiệu của tình trạng trẻ bị đi ngoài són. Do đó, bố mẹ có thể dựa vào phân để xác định vấn đề trẻ sơ sinh đang gặp phải là gì.

Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài són

Rất nhiều trẻ sơ sinh bị đi ngoài ị són

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài són

Trẻ sơ sinh đi ngoài són có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, bố mẹ cần phải biết nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này là gì để có cách xử trí tốt nhất.

2.1. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài ị són do chứng táo bón

Đây là nguyên nhân vô cùng phổ biến khiến trẻ sơ sinh đi ị són. Tình trạng thường thấy là trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần. Và mỗi lần chỉ ra 1 ít phân và là viên nhỏ. Lúc này, trẻ có thể bị són ngay cả khi ho mạnh, hắt hơi mạnh hoặc vận động.

2.2. Do chế độ ăn uống của người mẹ đang cho con bú

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thì chế độ ăn uống của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng đi ngoài của con. Nếu mẹ ăn nhiều các loại thực phẩm dầu mỡ, có đường, hải sản, đậu phộng,… thì sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh và dẫn đến hiện tượng con bị sôi bụng, són.

2.3. Do trẻ sơ sinh không hợp với sữa công thức

Trong trường hợp trẻ sơ sinh uống sữa công thức thì nếu con không hợp với hàm lượng dinh dưỡng trong sữa sẽ rất dễ bị đi ngoài són. Ngoài ra, nhiều trường hợp bố mẹ pha sữa công thức không đúng tỷ lệ sữa và nước. Điều này làm thay đổi hàm lượng chất dinh dưỡng. Đó cũng sẽ là thứ khiến trẻ cũng dễ bị tiêu chảy, đi ngoài són nhiều lần trong ngày.

2.4. Do trẻ sơ sinh mắc phải một số bệnh lý

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài và són phân cũng có thể là triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột. Hoặc điều này có thể do con bị hẹp hậu môn, phình đại tràng bẩm sinh. Bên cạnh đó, nếu trẻ sơ sinh đi ngoài són mà trong phân có mùi lạ thường, máu là triệu chứng của bệnh về đường ruột. Do đó, bố mẹ phải nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra lời khuyên tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bệnh tay chân miệng là gì? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả?

Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài són

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài ị són

3. Giải pháp giúp bố mẹ khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị đi ngoài ị són

3.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng của người mẹ đang cho con bú

Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vì trong giai đoạn cho con bú, sữa mẹ là nguồn thức ăn và dưỡng chất thiết yếu của trẻ sơ sinh.

Do đó, mẹ cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Điều này để hạn chế tình trạng đi ngoài són ở trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ cần phải bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ. Ví dụ như khoai lang, đu đủ chín, rau xanh. Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước lọc và bổ sung thêm những loại nước có tính mát. Như nước rau má, nước dừa hoặc trà râu ngô,…

Bên cạnh đó, mẹ cũng phải kiêng một số loại thực phẩm gây khó tiêu và chậm tiêu. Đặc biệt là thức ăn nhanh, các món nhiều dầu mỡ. Hơn nữa, nếu trẻ sơ sinh đi ngoài són và phân có máu kèm mùi lạ, mẹ phải ăn kiêng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

3.2. Cân nhắc thay đổi sữa công thức cho con

Nếu trẻ sơ sinh uống sữa công thức, mẹ cần phải xem xét xem pha sữa có đúng tỷ lệ theo như hướng dẫn trong hộp hay chưa. Trong trường hợp pha đúng mà con vẫn bị đi ngoài són thì nên cân nhắc thay đổi sữa công thức cho con. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn những loại sữa công thức chất lượng và phù hợp với thể trạng của con.

3.3. Đưa trẻ sơ sinh bị đi ngoài đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần và phân có mùi chua nặng, vẻ mặt mệt mỏi, quấy khóc kèm theo nôn ói,… có thể là con đã bị nhiễm trùng đường ruột. Bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời nhất.

Việc đưa trẻ đi gặp bác sĩ trong trường hợp này là rất cần thiết. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và tìm ra chính xác nguyên nhân. Từ đó, phác đồ điều trị sẽ phù hợp hơn với tình trạng của bé. Cha mẹ hãy cho trẻ đến kiểm tra ngay khi có dấu hiệu. Tránh tình huống khi bệnh tình nghiêm trong mới đưa con tới gặp bác sĩ. Như vậy, bé có khả năng bị nguy hiểm do tình trạng bệnh trầm trọng. Việc điều trị cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài són

>>>>>Xem thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ có nguy hiểm hay không?

Bố mẹ nên đưa trẻ sơ sinh bị táo bón đi khám bác sĩ

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng bố mẹ đã có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng trẻ sơ sinh bị đi ngoài ị són. Để phán đoán chính xác nhất tình trạng sức khỏe của con, bố mẹ nên dựa vào tính chất phân và dấu hiệu đi ngoài của trẻ. Bố mẹ cũng nên đưa trẻ sơ sinh đi khám sớm để kịp thời phát hiện những bất thường nếu có.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *