Trẻ 1 tuổi bị táo bón là tình trạng thường gặp khiến cha mẹ lo lắng và mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Bởi đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng nếu cha mẹ chủ quan để tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bài viết hôm nay sẽ giúp cha mẹ tìm ra được nguyên gây ra bệnh táo bón ở trẻ để từ đó có cách xử lý sao cho an toàn, hiệu quả nhất.
Bạn đang đọc: Trẻ 1 tuổi bị táo bón vì những nguyên nhân gì? Cách xử lý ra sao?
1. Trẻ nhỏ 1 tuổi bị táo bón có những dấu hiệu, triệu chứng gì?
Táo bón là bệnh dễ dàng nhận biết với nhiều dấu hiệu, triệu chứng đặc trưng. Do đó, bố mẹ chỉ cần lưu ý một số các biểu hiện sau đây để có thể phân biệt rõ ràng với những bệnh lý khác:
– Nếu trẻ đang bú bình nhưng không đi vệ sinh trong khoảng 3 ngày.
– Nếu trẻ đang bú mẹ nhưng không đi vệ sinh trong khoảng 1 tuần.
– Nếu chú ý quan sát, bạn có thể sẽ nghe bé rên nhẹ và mặt ửng đỏ khi đi vệ sinh.
– Phân bé khi thải ra sẽ bị khô cứng và vón cục với kích thước lớn hơn bình thường.
– Bé thường tỏ ra khó chịu, căng thẳng, quấy khóc khi đi vệ sinh.
Hiện nay, có nhiều cha mẹ vẫn chủ quan và vẫn lầm tưởng rằng trẻ bị táo bón sẽ tự hết khoảng từ vài ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý rằng táo bón ở bé em được phân biệt thành 2 loại đó là:
– Trẻ táo bón chức năng: Nguyên nhân có thể là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh gây ra.
– Trẻ bị táo bón do bệnh lý: Trẻ thường xuất hiện những triệu chứng các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, tuyến giáp, hệ thần kinh hoặc những vấn đề quanh khu vực hậu môn,… Tuy nhiên, những nguyên nhân này chiếm tỉ lệ rất nhỏ thế nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan.
Do đó, nếu bé bị táo bón mà không được thăm khám chẩn đoán nguyên nhân và chữa trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe như: sụt cân, suy dinh dưỡng, tâm lý bất ổn,…
Trẻ 1 tuổi bị táo bón là tình trạng thường gặp khiến cha mẹ lo lắng và mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
2. Trẻ 1 tuổi bị táo bón nguyên nhân do đâu?
– Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, do đó trẻ không thể tiếp thu được loại sữa đang uống và phản ứng mạnh mẽ với các loại sữa đó.
– Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời, bởi bên trong sữa mẹ có chứa hormone motilin có vai trò hỗ trợ cho hoạt động ruột của bé. Do đó, nếu không được bổ sung hormone này sẽ khiến bé bị táo bón.
– Trẻ không được bổ sung đầy đủ lượng nước và chất xơ cần thiết mỗi ngày. Chất xơ có vai trò và nhiệm vụ giữ nước tại ruột già và hỗ trợ thức ăn tiêu hóa nhanh chóng.
– Bé ham chơi thường lười và nhịn đi vệ sinh, khi nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài khiến phân khi thai ra khô cứng.
– Bé thường ít vận động, đặc biệt sau bữa ăn.
– Bé cũng có thể bị táo bón do việc lạm dụng thuốc quá nhiều. Trẻ nhỏ thường mắc các vấn đề như: suy dinh dưỡng, thiếu máu, bệnh về hệ hô hấp… nên cha mẹ hay cần đến sự hỗ trợ của thuốc để cải thiện tình trạng. Thế nhưng việc uống nhiều thuốc khác nhau với hàm lượng cao trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây táo bón.
– Trẻ chuyển đột ngột từ sữa mẹ, sữa bột sang dùng thức ăn khiến hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi.
– Bên cạnh đó, việc trẻ mắc các bệnh cần đến phẫu thuật như tắc nghẽn ruột, phình đại tràng bẩm sinh, bị suy giáp… cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bé bị táo bón.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng do đâu?
Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời, bởi bên trong sữa mẹ có chứa hormone motilin có vai trò hỗ trợ cho hoạt động ruột của bé. Do đó, nếu không được bổ sung hormone này sẽ khiến bé bị táo bón.
3. Trẻ bị táo bón cha mẹ cần xử lý như thế nào cho an toàn, hiệu quả?
3.1 Cải thiện tình trạng trẻ 1 tuổi bị táo bón bằng dinh dưỡng
– Cha mẹ cần cân đối thực đơn của bé trong đó quan trọng là chất xơ, dầu ăn,…
– Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, uống nước ngọt, thực phẩm giàu chất béo để hệ tiêu hóa thực hiện tốt vai trò của mình.
– Cho bé ăn vừa đủ tinh bột có thể thay thế bằng hạt ngũ cốc, yến mạch,…
– Có thể cho trẻ uống các loại sinh tố cho cơ thể dễ dàng hấp thu các vitamin cần thiết, nước và chất xơ giúp bé nhanh hồi phục.
– Bé cũng có thể sử dụng thuốc làm mềm phân và tăng cường nhu động ruột. Tuy nhiên khi sử dụng cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho bé sử dụng khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ. Để được tư vấn và theo dõi, điều trị hiệu quả, tốt nhất là nên đưa bé đi bệnh viện nếu táo bón kéo dài.
3.2 Cải thiện tình trạng trẻ 1 tuổi bị táo bón bằng thay đổi cách chăm sóc
– Bố mẹ cần theo dõi sát sao và hướng dẫn cho con tư thế đi vệ sinh, đại tiện đúng cách.
– Rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày 1 lần vào giờ cố định trong ngày.
– Thường xuyên nhắc nhở bé không được nhịn đi vệ sinh mỗi ngày.
– Tăng cường cho trẻ ăn thật nhiều rau xanh và uống nhiều nước mỗi ngày.
– Có thể cho trẻ ra ngoài và tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời. –
– Nếu cha mẹ thấy trẻ có những biểu hiện bất thường của trẻ như: trẻ bị đau quanh hậu môn khi đi đại tiện, nứt hậu môn, đi ngoài ra máu,sụt cân, khóc lóc, đau đớn… Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám ngay ở các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, thăm khám và điều trị, tránh để lâu gây hại cho sức khỏe của bé.
>>>>>Xem thêm: Bật mí cho mẹ: trẻ bị sốt nên ăn cháo gì?
cha mẹ cần đưa trẻ đến khám ngay ở các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, thăm khám và điều trị, tránh để lâu gây hại cho sức khỏe của bé.
Bé 1 tuổi bị táo bón là vấn đề thường gặp của nhiều bố mẹ. Việc trang bị kiến thức về cách xử lý và phòng bệnh cho trẻ là việc làm cần thiết của các bậc phụ huynh cho con luôn mạnh khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.