Điều trị hạ tiểu cầu, sốt xuất huyết ở trẻ 13 tuổi

Sốt xuất huyết ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vừa qua Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đã ghi nhận rất nhiều ca trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện. Trong đó có trường hợp của bé N.N.D (13 tuổi).

Bạn đang đọc: Điều trị hạ tiểu cầu, sốt xuất huyết ở trẻ 13 tuổi

Vậy quá trình điều trị của bé tại Thu Cúc TCI diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trường hợp điều trị của bé thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bé N.N.D & Tình trạng sốt xuất huyết ở trẻ

1.1 Biểu hiện

Sốt xuất huyết (hay sốt Dengue) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh có nguồn lây từ muỗi vằn và có thể lây lan trên diện rộng tạo thành dịch. Muỗi vằn mang virus từ người mắc bệnh và chích sang người khác. Do đó, những nơi xuất hiện loại muỗi này đều có nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh.

Điều trị hạ tiểu cầu, sốt xuất huyết ở trẻ 13 tuổi

Sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em

Những ngày gần đây, bé N.N.D luôn trong tình trạng sốt cao liên tục. Đau đầu, mỏi người, phát ban và chảy máu cam. Con ngủ nhiều, lừ đừ, cơ thể mệt mỏi và luôn có cảm giác bứt rứt trong người. Đôi khi có kèm theo triệu chứng đau bụng, ói, đi tiểu ra máu.

Khá lo lắng trước tình trạng này, mẹ N.D quyết định cho con đến khám tại Thu Cúc TCI.

1.2 Kết quả thăm khám

Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm, bác sĩ xác định tình trạng của N.D là do sốt xuất huyết gây ra.

Ở trẻ em, bệnh lý này thường có diễn biến khá phức tạp. Bệnh xuất hiện một cách đột ngột và tiến triển nhanh chóng từ nhẹ đến nặng qua 3 giai đoạn.

– Giai đoạn đầu: Trẻ có dấu hiệu sốt và rất dễ bị nhầm lẫn với sốt virus thông thường.
– Giai đoạn nguy hiểm: Trẻ bứt rứt, khó chịu, quấy khóc. Với các trẻ lớn hơn có thể sẽ đau đầu, không muốn ăn, buồn nôn. Da có biểu hiện sung huyết, 2 mắt đau nhức. Đôi khi kèm theo hiện tượng chảy máu chân răng, chảy máu cam, đi tiểu ra máu,…
– Giai đoạn phục hồi: Trẻ bắt đầu hết sốt, sức khỏe tốt dần lên. Trẻ có cảm giác thèm ăn, huyết động ổn định trở lại. Tuy nhiên, ở những trẻ bị nặng thì giai đoạn này rất dễ xuất hiện nhiều biến chứng khó lường.

Với tình trạng của N.D, sức khỏe con đang ở giai đoạn thứ hai (giai đoạn nguy hiểm). Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể khiến sốt trở nên nguy kịch.

Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: Sốc do mất máu, thoát huyết tương, phù não, ảnh hưởng đến thần kinh, viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, phù phổi,… Hay suy đa tạng, mù đột ngột,… thậm chí đe dọa đến tính mạng.

2. Quá trình điều trị

2.1 Phương án điều trị

Sau khi xem xét các yếu tố xét nghiệm, bác sĩ nhận thấy tiểu cầu của N.D là khá thấp. Không đảm bảo được ngưỡng an toàn. Vì vậy, bác sĩ đã chỉ định cho con nhập viện, điều trị nội trú để thuận tiện cho việc theo dõi.

Tìm hiểu thêm: Giúp mẹ nhìn phân đoán bệnh của trẻ

Điều trị hạ tiểu cầu, sốt xuất huyết ở trẻ 13 tuổi

Sau khi xem xét các yếu tố xét nghiệm, bác sĩ nhận thấy tiểu cầu của N.D là khá thấp

Việc điều trị nội trú sẽ giúp bác sĩ có thể theo dõi sát sao tình trạng của con. Xây dựng phác đồ chăm sóc và điều trị phù hợp nhất. Đồng thời xử lý kịp thời trong trường hợp con bị sốt cao, co giật,…

Trong những ngày ở viện, N.D được chăm sóc tận tình bởi đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng viên chuyên nghiệp. Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, con được kết hợp uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng.

2.2 Kết quả điều trị

Rất may, sau khoảng vài ngày điều trị, sức khỏe của N.D đã dần hồi phục trở lại. Tình trạng sốt và phát ban gần như đã không còn. Con ăn uống tốt hơn, bớt mệt mỏi hơn. Không còn cảm giác bứt rứt, khó chịu trong người như trước nữa.

Sau khi kiểm tra lại, bác sĩ nhận thấy tình trạng của N.D đã hồi phục một cách rõ rệt. Con được xuất viện về nhà.

Mẹ N.D chia sẻ: “Trong mấy ngày con nằm viện, mình thực sự rất biết ơn đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng viên Khoa Nhi – Thu Cúc TCI. Phải nói là các bác sĩ và nhân viên ở đây rất nhiệt tình, tận tâm với con. Cơ sở vật chất thì sạch sẽ, hiện đại và đầy đủ tiện nghi. Nếu có lần sau chắc mình vẫn sẽ cho con sử dụng dịch vụ của Thu Cúc TCI thôi.”

3. Lời khuyên của bác sĩ

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có vacxin hay biện pháp điều trị đặc hiệu đối với sốt xuất huyết. Vì vậy, mỗi bậc cha mẹ nên chủ động có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ con khỏi bệnh lý này.

Thứ nhất, luôn vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh để muỗi không thể sinh sản và phát triển:

– Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không thể vào đẻ trứng
– Thả cá (cá bảy màu, cá sóc, cá rô phi, cá chép, cá lê Argentina,…) vào các bể, giếng, chum, ao tù,… để cá tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy.
– Vệ sinh dụng cụ chứa nước thường xuyên
– Thu gom phế liệu và vứt rác đúng nơi quy định
– Dọn dẹp vệ sinh trong và xung quanh nhà hàng ngày
– Lật úp các vật dụng chứa nước nếu như không dùng đến
– …..

Thứ hai, phòng chống muỗi đốt cho trẻ bằng cách:

– Cho trẻ mặc áo dài tay và quần dài
– Tránh đến những nơi um tùm, ẩm thấp
– Cho trẻ nằm trong màn kín khi ngủ (kể cả ban ngày)
– Sử dụng bình xịt muỗi, hương đuổi muỗi, kem chống muỗi, vợt điện diệt muỗi,…

Ngoài ra, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ có các dấu hiệu sau:

– Sốt cao trên 39 độ
– Vật vã, lừ đừ
– Đau bụng
– Da xung huyết nhưng lạnh tứ chi
– Nôn, ói liên tục
– Đi ngoài, đi tiểu ra máu

Điều trị hạ tiểu cầu, sốt xuất huyết ở trẻ 13 tuổi

>>>>>Xem thêm: Chấm dứt ngay tình trạng trẻ 1 tuổi bị táo bón

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường

Như vậy, thông qua trường hợp của bé N.N.D, chắc hẳn bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ. Hãy chủ động áp dụng những biện pháp phòng tránh phù hợp để bảo vệ con luôn khỏe mạnh, ba mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *