Cúm A đối với phụ nữ mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Bên cạnh trẻ nhỏ, người già thì phụ nữ mang thai cũng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc cúm A, do sức đề kháng trong giai đoạn này bị suy giảm. Vậy cúm A đối với phụ nữ mang thai liệu có ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé trong bụng?

Bạn đang đọc: Cúm A đối với phụ nữ mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

1. Biểu hiện cúm A ở bà bầu

Trong tất cả các loại cúm thì cúm A là nguy hiểm nhất do sự biến đổi liên tục của virus cúm A tạo nên nhiều chủng bệnh. Ngoài ra, virus cúm A cũng rất dễ lây lan trong cộng đồng.

Vì cũng thuộc bệnh lý đường hô hấp, nên bà bầu khi mắc cúm A thường có những biểu hiện như như sau:

– Sốt, cơn sốt thường kéo dài và sốt cao từ 38.5 độ C trở lên

– Ho khan, đau rát cổ họng, họng đỏ

– Đau người và nhức mỏi toàn thân đặc biệt ở vị trí chân và tay

– Người thỉnh thoảng có thể ớn lạnh

– Chán ăn, ăn không ngon

Do trong thời gian mang bầu sức khỏe của người mẹ có sự thay đổi, đặc biệt là về nội tiết, cùng với hệ thống miễn dịch nên phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc cúm A cao. Khi mắc bệnh, chị em thường cảm thấy mệt mỏi, mất sức.

Cúm A đối với phụ nữ mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Virus cúm A có nguy cơ lây lan rất nhanh và dễ phát triển thành dịch

2. Cúm A ở phụ nữ mang thai có ảnh hưởng gì không?

Mang thai là giai đoạn nhạy cảm nên nhiều mẹ rất lo lắng khi chẳng may bị ốm trong thời gian này. Đặc biệt cúm A còn là bệnh lý với nhiều diễn biến phức tạp. Theo đó, khi mắc cúm A trong giai đoạn mang bầu, cả mẹ và bé đều có thể đối diện với một vài vấn đề sức khỏe sau:

2.1 Cúm A ảnh hưởng tới mẹ bầu

Nếu không có các dấu hiệu trở nặng thì cúm A ở mẹ bầu sẽ thuyên giảm sau 6 – 7 ngày. Vì cơ thể đang yếu ớt và không nên dùng thuốc nên nếu bệnh cúm A trở nặng, một vài mẹ bầu có thể gặp các biến chứng như: viêm phổi, suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn.

Nguy hiểm hơn cả, đã có những nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thai phụ tử vong do cúm A nhiều hơn so với các đối tượng khác. Chính vì thế khi mẹ bầu được xác định mắc cúm A cần tới các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tới sức khỏe.

2.2 Cúm A  ở mẹ ảnh hưởng tới thai nhi

Ngoài ảnh hưởng tới mẹ bầu, tùy theo mức độ mà bệnh cúm A có thể gây ra những tác động tiêu cực cho thai nhi như: tim bẩm sinh, hở hàm ếch, khiếm khuyết trên cơ thể. Vì trong những tháng đầu đời, thai kỳ đang phát triển và hoàn thiện về các bộ phận nên nếu mẹ mắc bệnh con thường có những ảnh hưởng khá nghiêm trọng.

Không những thế, độc tính của virus cúm A cùng tình trạng sốt cao có thể khiến mẹ bị kích thích, gây co bóp tử cung từ đó khiến thai có nguy cơ bị sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu.

Cách tốt nhất để tránh những ảnh hưởng trên là trong thời gian mang thai mẹ nên chú ý giữ gìn sức khỏe nếu có những vấn đề bất thường cần tới bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được thăm khám.

Tìm hiểu thêm: Xử trí thế nào khi trẻ bị sốt co giật?

Cúm A đối với phụ nữ mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Phụ nữ mang thai là đối tượng rất hay bị cúm A

3. Bà bầu mắc cúm A nên làm gì để hạn chế ảnh hưởng cho mẹ và bé?

Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện của bệnh cúm A mẹ bầu nên bình tĩnh và có thể tham khảo một vài cách đơn giản sau đây:

3.1 Khắc phục điều trị tại nhà

Nếu mẹ mới mắc cúm A cũng như bệnh đang ở thể nhẹ, tức là mẹ vẫn ăn uống, sinh hoạt được bình thường thì có thể chọn lựa cách điều trị tại nhà với những cách đơn giản sau:

– Mẹ nên tạm gác lại công việc để ưu tiên nghỉ ngơi, điều này giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục hơn.

– Mẹ nên uống nhiều nước, có thể là nước ấm, hoặc trà. Cách này vừa giúp hạn chế tối đa tình trạng mất nước vừa giúp mẹ không bị mất nước khi sốt cúm A.

– Ngày 2 lần mẹ nên súc miệng bằng nước muối để loại bỏ virus đồng thời giảm được tình trạng đau, rát họng.

– Hãy tập trung vào việc ăn nhiều thực phẩm vitamin C tăng cường miễn dịch và thực phẩm chứa nhiều kẽm giúp cơ thể tăng cường chất. Các món ăn trong thời gian bị ốm cũng nên ưu tiên những món cháo, súp để giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.

– Trong phòng ngủ mẹ nên đặt máy xông tinh dầu để tạo cảm giác dễ chịu cho mẹ và phòng ốc được thông thoáng.

Cúm A đối với phụ nữ mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Trẻ bị còi xương nên ăn gì?

Khi mắc cúm A mẹ nên tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra

3.2 Điều trị tại bệnh viện

Trong trường hợp áp dụng những cách trên mà tình trạng bệnh không mấy cải thiện, lúc này mẹ bầu cần tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định phương án điều trị tốt nhất.

Mẹ nên lưu ý không tự ý dùng các loại thuốc trị bệnh, bởi có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe cả mẹ và bé. Tất cả những gì mẹ cần làm là nên tuân thủ theo chỉ định bác sĩ chuyên môn.

Cúm A đối với phụ nữ mang thai được coi là tình trạng nguy hiểm, do đó trong thời gian này mẹ nên chú ý tới chế độ ăn uống, nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu có bất kỳ vấn đề gì nên tới bệnh viện để thăm khám.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *