Với những thay đổi trong hệ thống miễn dịch nên khi mang bầu các mẹ thường dễ ốm hơn. Nếu không được điều trị cẩn thận, bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và nguy hiểm hơn là sự phát triển của em bé. Vậy phụ nữ có thai bị cúm A nên làm gì?
Bạn đang đọc: Phụ nữ có thai bị cúm A nên làm gì để đảm bảo an toàn?
1. Biểu hiện của mẹ bầu khi cúm A
Trong tất cả các loại cúm thì cúm A được xác định là nguy hiểm và dễ gây ra nhiều biến chứng nhất. Bệnh thường hay mắc ở đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người có sức đề kháng yếu.
Đối với mẹ bầu khi mắc cúm A, cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện sau:
– Mẹ xuất hiện cảm giác đầu tiên là sưng cổ họng, kèm đau nhẹ và ho
– Chảy nước mũi, ngạt mũi và kèm hắt hơi
– Cơ thể đau, nhức mỏi, đặc biệt là phần chân, tay và các cơ
– Nhiều mẹ sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng
– Nguy hiểm hơn là có dấu hiệu khó thở
Những dấu hiệu cúm A ở phụ nữ mang thai rất dễ nhận biết. Việc phát hiện dấu hiệu cúm A kịp thời giúp quá trình điều trị bệnh được đơn giản và hiệu quả hơn.
Cúm A là tình trạng cúm nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng
2. Thai nhi có ảnh hưởng khi mẹ mắc cúm A không?
Sẽ tùy theo từng loại bệnh và mức độ nguy hiểm mà bệnh có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Riêng đối với cúm A, nếu khi bệnh đã biến chứng thì có thể gây ra những tác động xấu đến thai nhi như:
– Ở thể nhẹ, cúm A khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn ảnh hưởng tới việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
– Khi mẹ sốt cao thì virus cúm có thể gây kích thích mạnh tới sự co bóp tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu.
– Trẻ sinh ra bởi mẹ mắc cúm A đã biến chứng có thể suy dinh dưỡng hoặc nhẹ cân.
– Nếu mẹ mắc cúm A trong 3 tháng đầu thai kỳ còn có thể khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh. bệnh tim, hở hàm ếch, khiến não tổn thương…
Vì thế cúm A ở mẹ bầu hết sức nguy hiểm nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị cúm A
Khi bị cúm A mẹ nên chú ý nhiều đến chế độ ăn và nghỉ ngơi để tốt hất cho sức khỏe
3. Phụ nữ có thai bị cúm A nên làm gì là tốt nhất?
Cúm A là một bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ biến chứng cao. Do đó, khi mẹ bầu được xác định mắc cúm A cần tới ngay cơ sở y tế tin cậy để được thăm khám và điều trị theo tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Lời khuyên là các mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà, bởi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Song song với đó, có thể thực hiện một vài lưu ý sau để sức khỏe sớm được cải thiện.
3.1 Nâng cao dinh dưỡng trong thời gian bị bệnh
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong thời gian mang thai, đặc biệt là những lúc sức đề kháng bị suy giảm. Trước tiên mẹ nên chú ý bổ sung hoa quả, trái cây tươi giàu vitamin C như: ổi, cam, chanh, bưởi, kiwi, nho, dâu…
Bên cạnh hoa quả tươi thì rau xanh cũng là một nguồn dinh dưỡng không thể bỏ qua. Ăn nhiều rau xanh vừa giúp mẹ hạn chế táo bón vừa dễ ăn và tốt cho người cảm cúm.
Còn trong các bữa ăn chính hàng ngày nên ăn đa dạng thực phẩm như: thịt, cá, tôm, hải sản. Ưu tiên những món cháo hoặc súp, vì vừa dễ ăn lại tốt cho sức khỏe. Khi ăn cháo mẹ nên ăn lúc cháo còn nóng có thể thêm hành, tía tô vừa giúp giải cảm nhanh, làm ấm cổ họng và hạn chế các cơn họ.
Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ giúp cơ thể mẹ tăng sức đề kháng giảm tình trạng mệt mỏi hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Có nên cắt amidan cho trẻ?
Khi mang bầu mẹ cần bổ sung nhiều dinh dưỡng từ các thực phẩm tôm, thịt, cá, hải sản…
3.2 Chú ý trong vấn đề sinh hoạt
Khi xác định mắc cúm A, mẹ bầu nên chủ động nằm cách ly phòng riêng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho người bệnh cạnh. Tại nơi ở cần sạch sẽ, thoáng mát, phòng không ẩm mốc, khoáng khí.
Hàng ngày mẹ nên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm để độc tố được đào thải và giúp cơ thể trở lên khỏe khoắn khoăn hơn. Nếu trong thời gian ốm mẹ bị ngạt mũi, có thể kết hợp xông mũi họng với tinh dầu tự nhiên đều rất tốt.
Trong thời gian ốm nên ưu tiên nghỉ ngơi và tạm gác lại công việc đang làm hàng ngày. Mỗi ngày mẹ cần được ngủ khoảng 8 tiếng. Tâm trạng nên được thoải mái, không căng thẳng, lo lắng về sức khỏe. Bởi một tinh thần tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ và bé.
Nếu cơ thể không quá mệt mỏi mẹ nên dành thời gian vận động nhẹ mỗi ngày 30 phút, có thể là đi bộ, tập yoga, nghe nhạc… Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc nơi đông người, nơi nhiều gia cầm, giết mổ để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mẹ.
Ngoài kết hợp thay đổi những vấn đề trên mẹ nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra xem tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ kê cho mẹ một vài loại thuốc khi cần thiết.
Trên đây là những lưu ý về tình trạng phụ nữ có thai bị cúm A. Mẹ bầu nên lưu ý và thực hiện đúng theo những gì được tư vấn để sức khỏe được cải thiện, hạn chế tối đa những biến chứng không đáng có.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.