Dùng thuốc vốn được đánh giá là cách nhanh nhất để điều trị bệnh ở trẻ. Hiện nay một vài loại thuốc trị cúm A cho bé hiệu quả cao, tác dụng tốt mà các bác sĩ thường kê cho các bé.
Bạn đang đọc: Tham khảo các loại thuốc trị cúm A cho bé
1. Biểu hiện nhận biết cúm A ở trẻ nhỏ
Vì cùng thuộc nhóm bệnh lý đường hô hấp nên những dấu hiệu khởi phát của bệnh cúm A khá giống với bệnh cúm thông thường. Do đó, cha mẹ nên chú ý quan sát kỹ nếu trẻ có những dấu hiệu sau đây, khả năng cao con bạn có nguy cơ mắc cúm A.
– Ho, khó thở
– Sốt cao
– Sổ mũi, ngạt mũi
– Đau đầu, đau họng
– Đau cơ, người mệt mỏi
– Nôn trớ
– Chán ăn
– Quấy khóc…
Ở trẻ nhỏ cúm A thường chuyển biến nhanh và dễ gây ra những diễn biến phức tạp. Đó chính là lý do vì sao cha mẹ cần nâng cao cảnh giác trước bệnh cúm A ở trẻ.
Khi trẻ bị cúm A con thường bị sốt cao
2. Tham khảo những những loại thuốc trị cúm A cho bé
Do sức đề kháng còn yếu cũng như chưa tiêm đủ vắc xin nên trẻ rất dễ mắc cúm A. Tuy nhiên trước khi sử dụng các loại thuốc cho trẻ, cha mẹ nên đưa con đi khám và chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Một số loại thuốc trị cúm A cho trẻ có thể tham khảo như:
2.1 Thuốc kháng virus
Trên thị trường hiện nay có các loại thuốc kháng virus phổ biến được sử dụng để điều trị cúm A, bao gồm: Zanamivir (Relenza), oseltamivir (Tamiflu)…
Nhờ có chứa chất ức chế neuraminidase nên thuốc có tác dụng làm suy giảm khả năng lây lan của virus cúm. Sau khi sử dụng thuốc, quá trình lây nhiễm virus cúm sang các thể bào khác trong cơ thể sẽ diễn ra chậm hơn. Nhờ đó, hỗ trợ cho cơ thể đào thải virus ra ngoài, dần dần cơ thể sẽ được phục hồi.
Phần lớn trẻ chỉ được kê một trong hai loại thuốc trên. Tuy nhiên với những trẻ bệnh cúm A đang ở thể nặng, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp cả oseltamivir và zanamivir. Khi được bác sĩ kê đơn, cha mẹ lưu ý nên cho trẻ dùng thuốc đúng theo liều lượng, hướng dẫn. Không tự ý tăng hoặc giảm liều, bởi điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên
Khi cho trẻ dùng thuốc trị cúm A cha mẹ nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ chuyên môn
2.2. Điều trị hỗ trợ với các loại thuốc khác
Ngoài thuốc kháng virus, trẻ mắc cúm A cũng có thể dùng thêm các thuốc hỗ trợ khác như:
– Paracetamol: Paracetamol có công dụng chính là để hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong trường hợp con sốt cao kéo dài trên 39 độ C. Liều dùng thuốc Paracetamol sẽ phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi của trẻ là chính.
– Thuốc trị ho: Cúm A khiến trẻ thường bị ho hoặc đau rát họng, lúc này cha mẹ có thể cho con dùng thêm thuốc ho thảo dược hay các viên ngậm ho để các cơn ho được cải thiện giúp con cảm thấy dễ chịu hơn.
– Bổ sung điện giải bằng Oresol: Oresol có công dụng ngừa mất nước, điện giải, ngăn chặn tình trạng sốc, co giật do sốt cao. Khi cơ thể con bị sốt cha mẹ nên cho con dùng Oresol với liều lượng hợp lý đã được ghi trên bao bì.
Để bệnh được cải thiện, ngoài dùng thuốc thì một chế độ dinh dưỡng, chăm sóc trẻ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả tươi, thức ăn lỏng nhiều chất dinh dưỡng trong thời gian này. Hàng ngày cần vệ sinh tai, mũi, họng đầy đủ cho trẻ giúp con cảm thấy bớt khó chịu và thông thoáng đường thở.
Khi kết hợp nhiều cách hỗ trợ cùng lúc, bệnh cúm A ở trẻ sẽ có chuyển biến tích cực cũng như hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe trẻ nhỏ.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ nguy hiểm không?
Trẻ sốt cúm A kéo dài cần được đưa tới bệnh viện để thăm khám kịp thời
3. Trẻ mắc cúm A cần được đưa tới bác sĩ khi nào?
Một số trẻ khi mắc cúm A hoàn toàn có thể điều trị tại nhà kết hợp với thuốc. Tuy nhiên những trường hợp sau trẻ mắc cúm A cần được đưa tới cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất.
– Trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi trở xuống bị sốt do cúm A từ 39°C trở lên
– Trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó thở người xanh xao
– Con sốt và ngủ li bì
– Trẻ không ăn uống hoặc cứ ăn vào là nôn
– Trẻ có dấu hiệu mất nước trong đó có đi tiểu ít.
– Con bị đau tai dai dẳng
– Trẻ đã được cho dùng thuốc nhưng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm
Đây không phải là tất cả những dấu hiệu trẻ mắc cúm A trở nặng, sẽ tùy theo từng cơ địa, sức khỏe mỗi trẻ mà biểu hiện có thể có những thay đổi nhẹ. Điều quan trọng là cha mẹ cần theo dõi con thường xuyên hơn trong thời gian này nếu thấy sức khỏe con không cải thiện cần tới bệnh viện để thăm khám.
Trên đây là những loại thuốc trị cúm A cho bé mà cha mẹ có thể tham khảo để dùng trong trường hợp con mắc cúm A. Lưu ý khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn để quá trình dùng thuốc đạt được kết quả tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.