Bé gái 17 tháng tuổi bị dính dây thắng lưỡi, điều trị thế nào?

Bé N.H.A (17 tháng tuổi) vừa qua đã điều trị thành công tật dính dây thắng lưỡi tại Thu Cúc TCI. Đây là một loại tật bẩm sinh liên quan đến lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi. Vậy quá trình điều trị của bé diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Bé gái 17 tháng tuổi bị dính dây thắng lưỡi, điều trị thế nào?

1. Tình trạng dính dây thắng lưỡi

1.1 Biểu hiện

Dính dây thắng lưỡi là hiện tượng lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi ngắn hơn so với bình thường. Tình trạng này làm hạn chế hoạt động của lưỡi, khiến lưỡi cử động khó khăn hơn. Theo thống kê, có khoảng 4% – 5% trẻ sơ sinh có thể mắc tật này.

Thông thường, trẻ dính thắng lưỡi sẽ được phát hiện ngay trong tháng đầu sau sinh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi tiêm chủng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ được phát hiện muộn hơn. Bé N.H.A là một trong những ví dụ điển hình.

Bé gái 17 tháng tuổi bị dính dây thắng lưỡi, điều trị thế nào?

Dính thắng lưỡi là hiện tượng lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi ngắn hơn so với bình thường

Vừa qua, bé H.A được ba mẹ đưa tới khám tại Thu Cúc TCI. Theo chia sẻ của ba mẹ bé, lâu nay H.A vẫn hay có các biểu hiện như:

– Phát âm khó khăn
– Ăn và bú chậm nên con chậm lên cân và mỗi lần ăn/bú rất lâu
– Nếu để ý kỹ sẽ thấy: Lớp niêm mạc mỏng dưới lưỡi của con khá ngắn. Lưỡi hoạt động kém linh hoạt. Đầu lưỡi không thè ra được bên ngoài và không đụng tới nóc vòm họng.

Sau khi thăm khám, bác sĩ xác định con bị dính dây thắng lưỡi ở mức độ 3. Đây được đánh giá là mức dính khá nặng. Thắng lưỡi (tính từ vị trí bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi) chỉ dài khoảng 5mm.

1.2 Mức độ ảnh hưởng

Vậy, dính thắng lưỡi có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ được chia thành 4 mức độ:

– Mức độ 1: Dính nhẹ (thắng lưỡi 12-16 mm)
– Mức độ 2: Dính trung bình (thắng lưỡi 8-11 mm)
– Mức độ 3: Dính nặng (thắng lưỡi 3-7 mm)
– Mức độ 4: Dính hoàn toàn (thắng lưỡi ngắn hơn 3 mm)

Phần lớn các trường hợp dính thắng lưỡi không gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng ăn và phát âm của trẻ.

Thắng bị dính khiến cho cử động của lưỡi không linh hoạt. Vì vậy H.A thường ăn chậm là do gặp phải khó khăn khi đẩy lưỡi để ăn. Đồng thời, thắng lưỡi ngắn cũng có thể là nguyên nhân khiến con bị ngọng sau này.

Bé gái 17 tháng tuổi bị dính dây thắng lưỡi, điều trị thế nào?

Thắng lưỡi ngắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng ăn và phát âm của trẻ

1.3 Giải pháp

Trong trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi phải làm sao?

Thông thường, các trường hợp thắng lưỡi bị dính ở mức độ 1 và 2 sẽ có thể cải thiện khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, đối với trường hợp dính ở độ 3, độ 4 thì được coi là dính nặng. Do đó cần thực hiện cắt thắng lưỡi để khắc phục tình trạng này cho trẻ.

Đối với trường hợp của H.A, con nên được phẫu thuật cắt thắng lưỡi càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm sẽ giúp con ăn uống dễ dàng hơn. Đồng thời tạo tiền đề để con chuẩn bị bước vào giai đoạn tập nói.

Việc trì hoãn lâu sẽ có thể khiến tình trạng dính thắng lưỡi càng trở nên nặng hơn. Khi các mạch máu ở lưỡi phát triển nhiều sẽ càng khó khăn hơn để điều trị. Khiến con bị đau hơn rất nhiều nếu phẫu thuật.

Với sự tư vấn từ bác sĩ, ba mẹ H.A đã quyết định cho con điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt thắng lưỡi Plasma Plus tại Thu Cúc TCI.

2. Quá trình điều trị dính thắng lưỡi

Tìm hiểu thêm: Cha mẹ cần biết: Những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ

Bé gái 17 tháng tuổi bị dính dây thắng lưỡi, điều trị thế nào?

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi nên được thực hiện càng sớm càng tốt

Trước khi tiến hành phẫu thuật, H.A được chỉ định nhịn ăn/uống trong vòng 6h. Bác sĩ tiến hành làm một số xét nghiệm cần thiết cho con để đánh giá sức khỏe. Các chỉ số đều bình thường và con có thể thực hiện phẫu thuật được.

Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật Plasma Plus là rất an toàn. Ít đau, ít chảy máu và không làm tổn thương các mô xung quanh. Đồng thời cũng hạn chế được lượng thuốc mê phải sử dụng, rất an toàn cho sức khỏe. Thủ thuật ít xâm lấn và có tính ổn định cao.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ gây mê cho con với liều lượng cực kỳ thấp. Khi thuốc mê đã có tác dụng, bác sĩ sẽ dùng dao Plasma để thực hiện cắt thắng lưỡi. Dao có tính năng hàn đồng thời giúp hàn các mạch máu nhỏ li ti ngay lập tức. Do đó H.A gần như không bị đau hay chảy máu trong quá trình thực hiện.

Chỉ trong khoảng 2 phút tình trạng thắng lưỡi ngắn đã được xử lý xong. Cả quy trình phẫu thuật (bao gồm cả thời gian gây mê) diễn ra trong chưa đầy 15 phút.

Sau tiểu phẫu, con được đưa về phòng nghỉ ngơi theo dõi trong 1 giờ. Thời gian này không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Vì vậy, sau đó con có thể xuất viện về nhà ngay.

Trước khi về, bác sĩ hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc vết thương đúng cách cho con và hẹn lịch quay lại tái khám.

3. Sự cải thiện sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, bé H.A rất tỉnh táo và có thể ăn uống hoàn toàn bình thường. Tình trạng dính thắng lưỡi cũng đã được giải quyết một cách triệt để. Hóa giải nỗi lo ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và phát âm của con sau này.

Bé gái 17 tháng tuổi bị dính dây thắng lưỡi, điều trị thế nào?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bệnh ho gà lây qua đường nào?

Sau phẫu thuật, bé H.A rất tỉnh táo và có thể ăn uống hoàn toàn bình thường

Tuy nhiên, trong thời gian sau phẫu thuật, ba mẹ vẫn cần lưu ý:

– Tuân thủ theo đúng liệu trình thuốc và chỉ định mà bác sĩ hướng dẫn
– Không cho con cắn hoặc ngậm các vật cứng để tránh làm tổn thương vị trí phẫu thuật.
– Không cho con sờ vào vị trí phẫu thuật để hạn chế xảy ra nhiễm trùng
– Vệ sinh miệng đúng cách cho con sau khi ăn để làm sạch miệng
– Sau phẫu thuật, tại vị trí cắt thắng lưỡi có thể xuất hiện vết màu trắng. Với tình trạng này ba mẹ không cần quá lo lắng vì hiện tượng thường sẽ hết sau một vài tuần. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu chảy máu bất thường thì cần đưa con quay lại tái khám ngay để được bác sĩ xử lý kịp thời.

Như vậy trên đây là những chia sẻ về trường hợp dính dây thắng lưỡi của bé N.H.A. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin thật hữu ích. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *