Sốt cúm A không phải là một bệnh lý nhẹ và lành tính, bệnh thường gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào mỗi giai đoạn mà trẻ mắc bệnh có thể tự điều trị tại nhà hoặc tới bệnh viện. Vậy những trường hợp nào trẻ cần tới bệnh viện để thăm khám?
Bạn đang đọc: Trẻ sốt cúm A khi nào cần nhập viện?
1. Vì sao sốt cúm A nguy hiểm với trẻ nhỏ?
Nguyên nhân sốt là do virus cúm A trực tiếp gây ra. Trong virus cúm lại được phân ra làm các nhóm A, B, C và riêng đối với virus cúm A lại có nhiều chủng khác nhau. Trước đây cúm A đã từng là một đại dịch lớn trên toàn thế giới và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, trong đó có trẻ nhỏ.
Do sức đề kháng còn yếu cộng thêm việc tiếp xúc với nhiều người như: đi nhà trẻ, nhiều người ẵm bế, dùng chung đồ chơi… nên trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ lây và mắc bệnh cúm A.
Mới đầu khi mắc bệnh cơ thể con chỉ xuất hiện những dấu hiệu đơn giản như: sốt, đau họng, đau đầu, đau nhức mắt, đau cơ, quấy khóc… tuy nhiên nếu không được can thiệp, điều trị kịp thời bệnh có thể trở lên nặng hơn gây ra nhiều biến chứng như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm não… và nguy hiểm nhất là tử vong.
Vì thế mà cha mẹ hay người chăm sóc trẻ không nên coi thường nếu con hoặc trong gia đình có người cúm A.
Trẻ bị sốt cúm A khi nào cần điều trị?
2. Khi trẻ sốt do cúm A khi nào cần nhập viện?
Không phải trẻ nào mắc cúm A cũng cần đến bệnh viện, với những trẻ may mắn được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì cha mẹ có thể chăm sóc con tại nhà và bệnh sẽ thuyên giảm sau khoảng 7 ngày. Tuy nhiên với một vài trường hợp nặng hơn, nguy hiểm hơn trẻ bắt buộc phải nhập viện điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên môn.
Theo đó những trường hợp trẻ bị sốt cần nhập viện gồm:
2.1 Trẻ sốt cao
Nếu trẻ bị sốt từ 39 tới 40 độ C kéo đi hơn 3 ngày và việc dùng thuốc hạ sốt không đem lại kết quả, lúc này cha mẹ cần nhanh chóng đưa con tới bệnh viện. Bởi khi sốt cao trẻ rất dễ bị co giật, gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
2.2 Trẻ bỏ ăn
Nếu trẻ sốt kèm bỏ ăn, uống nhiều bữa hoặc ăn vào bị nôn, bên cạnh đó con nằm ngủ li bì, người mệt mỏi cha mẹ nên đưa con tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra. Tránh để trẻ ở nhà, bởi tình trạng rất dễ khiến trẻ bị mất nước dẫn đến sốc.
2.3 Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi chỉ cần con có biểu hiện sốt nên được đưa tới bệnh viện để điều trị kịp thời. Bởi trẻ trong độ tuổi này dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm về sức khỏe mà cha mẹ chưa thể biết cách xử lý.
Khi trẻ bị cúm A nếu con được đưa tới viện sớm chỉ trong một thời gian ngắn điều trị sức khỏe sẽ được cải thiện rõ rệt và con có thể vui chơi, ăn uống lại như bình thường. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện là điều hết sức quan trọng.
Tìm hiểu thêm: Bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ 15 vấn đề cần lưu ý khi nuôi trẻ nhỏ
- Khi trẻ bị sốt cao liên tục cha mẹ cần cho con tới bệnh viện để được thăm khám
3. Trẻ bị sốt do cúm A cha mẹ nên làm gì?
Với những trẻ bị sốt nhẹ, có thể tự điều trị tại nhà thì cha mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:
3.1 Cho bé dùng thuốc hạ sốt
Khi trẻ bị sốt nhẹ, cha mẹ nên cho con uống những loại thuốc hạ sốt không kê đơn như: paracetamol, ibuprofen. Tuyệt đối không cho trẻ sốt do cúm A uống aspirin, vì có thể gây nguy hiểm.
Liều lượng dùng thuốc hạ sốt cha mẹ cũng cần đọc kỹ hướng dẫn, sẽ phụ thuộc vào từng độ tuổi, cân nặng mà mỗi trẻ sẽ có liều dùng thuốc khác nhau.
3.2 Làm mát cơ thể trẻ
Hạ thân nhiệt cũng là một cách rất hiệu quả để giúp con hạ sốt được nhanh chóng. Để hạ thân nhiệt cha mẹ nên mặc cho con những bộ quần áo mỏng nhẹ, dễ thấm hút mồ hôi, tắm cho bé bằng nước ấm và không gian trong phòng cần được thoáng mát. Bên cạnh đó tránh để con nằm trong phòng kín và bật điều hòa cả ngày.
>>>>>Xem thêm: Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em: Thông tin cơ bản
- Khi trẻ bị sốt cha mẹ nên chườm mát giúp thân nhiệt con được hạ sốt
3.3 Cho con nghỉ ngơi đầy đủ
Khi trẻ bị sốt do cúm A cha mẹ nên ưu tiên thời gian để con được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc từ 8-9 tiếng mỗi đêm. Khi được nghỉ ngơi đầy đủ cơ thể con sẽ hồi phục nhanh hơn đồng thời hạn chế sự lây nhiễm virus cho những người xung quanh.
3.4 Cần uống nhiều nước
Để trẻ không gặp phải tình trạng mất nước, trong thời gian con ốm sốt mẹ nên bổ sung nhiều nước cho con, nước có thể từ sữa, nước trái cây, oresol, nước lọc… đều được.
Cúm A là một bệnh lý về đường hô hấp, thực tế thì đây không phải là bệnh lý nhẹ và lành tính, do đó khi con bị sốt cúm A cha mẹ nên chú ý để chăm sóc trẻ tốt hơn. Trong trường hợp bị ốm nặng cần đưa trẻ tới bện viện để được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên môn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.