Cúm A có thể không nguy hiểm đối với người bình thường mà chỉ gây cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ thể kéo dài, nhưng nếu không điều trị sớm có thể người bệnh sẽ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng. Phương pháp duy nhất có thể xác định chính xác bạn có bị cúm A không chính là test cúm A. Vậy khi nào thì cần test? Nếu bị nhiễm chúng ta cần làm gì?
Bạn đang đọc: Khi nào cần test cúm A? Cần làm gì khi bị nhiễm?
1. Phòng tránh lây nhiễm cúm A trong giai đoạn bùng dịch
Rửa tay thường xuyên giảm nguy cơ lây bệnh
Để hạn chế khả năng lây nhiễm cúm A từ người khác, nhất là trong giai đoạn bệnh dịch bùng phát với các triệu chứng dễ nhầm lẫn, chúng ta nên chủ động phòng ngừa bệnh, tránh lây nhiễm virus cho chính mình và người thân. Hãy đảm bảo thực hiện những biện pháp sau:
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi đi ngoài đường về hoặc chạm vào các đồ vật công cộng, tránh sờ tay lên mắt và mũi,…
– Tránh phát tán virus và lây nhiễm virus tại nơi công cộng: đeo khẩu trang thường xuyên khi ra đường và khi tiếp xúc với người khác, tránh tụ tập tại các đám đông lớn,…, che miệng và mũi cẩn thận khi ho hoặc hắt hơi.
– Tiêm vacxin cúm định kì đều đặn mỗi năm: trẻ em từ 6 tháng tuổi và cả người lớn đều nên tiêm vacxin phòng cúm nhắc lại hàng năm để nâng cao khả năng ngăn chặn trước sự đột biến của virus cúm A sau mỗi năm xuất hiện.
– Ăn uống đủ bữa, đủ chất để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe toàn diện, ngăn chặn nhiễm virus cúm.
– Lau dọn, khử trùng các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường, tạo môi trường thoáng mát cho nơi ở và những khu vực sinh hoạt chung.
– Những trường hợp có triệu chứng sốt cao, ho, đau họng,… cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang để phòng tránh lây lan cho những người xung quanh và đến cơ sở y tế để test cúm A, thăm khám và điều trị bệnh dứt điểm.
2. Test cúm A bằng cách nào?
2.1 Khi nào nên test cúm A
Nếu trong giai đoạn dịch cúm A đang bùng phát, dù thực hiện đầy đủ cá biện pháp phòng tránh, chúng ta vẫn nên test cúm A để chắc chắn về tình trạng sức khỏe của bản thân khi gặp 1 trong các trường hợp dưới đây:
– Tiếp xúc gần trong một khoảng thời gian cùng người nhiễm bệnh và có dấu hiệu sốt.
– Nghi ngờ nhiễm bệnh với các triệu chứng: sốt cao, đau họng, ho, gai người,…
– Các biểu hiện viêm đường hô hấp, suy hô hấp xuất hiện cũng có thể là do nhiễm cúm A bị biến chứng.
– Phụ nữ có dự định mang thai
– Khi không chắc chắn mình có tiếp xúc với nguồn lây hay không nhưng bị sốt rét, gai người, mệt mỏi, rã rời chân tay, đau cơ.
2.2 Test cúm A bằng cách nào cho kết quả chính xác?
Cúm A và B cũng có thể phát hiện bằng test nhanh
Khi đến các cơ sở y tế để thăm khám vì có triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc cúm A, các bác sĩ sẽ chỉ định test cúm A với phương pháp phù hợp, sẵn có tại cơ sở. Mỗi xét nghiệm đều có mục đích và hiệu suất khác nhau tùy theo những thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định. Thông thường để xác định cúm A có một số loại xét nghiệm sau đây:
– Test nhanh virus
– Xét nghiệm RT-PCR
– Miễn dịch huỳnh quang
– Xét nghiệm phân lập virus
– Xét nghiệm huyết thanh
2.3 Bệnh viện thường test cúm A bằng cách nào?
Phương pháp test cúm A được sử dụng để phục vụ trong phát hiện và điều trị bệnh đang được các bệnh viện dùng nhiều nhất chính là phương pháp RT-PCR. Đây là phương pháp xét nghiệm cúm A có độ nhạy cao và đặc trưng nhất mà không phân biệt thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên nên rất phù hợp để phát hiện hoặc kiểm tra bệnh bất cứ lúc nào theo nhu cầu cảu bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra phương pháp test nhanh cúm A cũng là phương pháp dễ thực hiện nhưng kết quả chỉ cho độ chính xác trung bình. Độ chính xác của kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như; tuổi của người bệnh, thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên, bảo quản mẫu bệnh phẩm và loại virus cúm. Tuy nhiên cũng vì vậy nên khi test nhanh ra kết quả âm tính thì vẫn cần kết hợp test bằng phương pháp khác nữa nếu muốn có kết quả chắc chắn về nồng độ virus trong cơ thể.
Các xét nghiệm cúm A khác như xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang, xét nghiệm phân lập virus thường được dùng để các bác sĩ, chuyên gia thực hiện để lấy kết quả dùng trong nghiên cứu.
3. Địa chỉ test cúm A và điều trị cúm A
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài: Mách mẹ cách xử lý
Nên chọn những cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm cúm A
Để xét nghiệm cúm A, bạn nên tới các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến huyện trở lên vì tại đó có đầy đủ trang thiết bị cần thiết để cho ra kết quả tốt nhất. Trong thời điểm cúm mùa phát triển, nếu có bất cứ dấu hiệu nào đáng nghi, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm ngay để xác định tình trạng sức khỏe kịp thời, chính xác, cách ly sớm, tránh lây lan dịch bệnh.
Với cơ sở vật chất hiện đại, hiện nay một số cơ sở y tế lớn cũng có dịch vụ lấy mẫu bệnh phẩm ngay tại nhà cho bệnh nhân. Trong thời điểm bùng dịch, khó kiểm soát, việc thực hiện xét nghiệm virus cúm A tại bệnh viện có thể mang lại rủi ro nhất định. Khi đó, lấy mẫu xét nghiệm tại nhà sẽ khắc phục được các khó khăn đó và tiện lợi hơn rất nhiều,
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong số những cơ sở y tế có dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm cúm A tại nhà theo nhu cầu của khách hàng. Đối với những gia đình bận rộn, có trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người gặp khó khăn trong việc di chuyển tới bệnh viện,… thì dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà Thu Cúc TCI cung cấp sẽ là lựa chọn hàng đầu để bảo vệ sức khỏe bạn và người thân.
4. Điều trị cúm A tại nhà: Nên hay không?
4.1 Trường hợp nào có thể điều trị cúm A tại nhà
Đa phần các trường hợp mắc bệnh cúm A ở người lớn sẽ có biểu hiện không quá nặng nề và tự khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày. Hầu hết những trường hợp này rơi vào người lớn khỏe mạnh, không có bệnh nền và một số ít trẻ nhỏ. Lúc này, người bệnh chỉ có các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ và không có nguy cơ dẫn đến biến chứng thì mới nên điều trị ngoại trú và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý, ngay khi thấy tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng như co giật, suy hô hấp, Chân tay lạnh, tím tái,… thì cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế ngay để cấp cứu và được điều trị theo phác đồ điều trị thích hợp, không nên chủ quan tiếp tục theo dõi tại nhà vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
4.2 Uống thuốc gì để điều trị cúm A?
Vì cúm A là căn bệnh phổ biến nên nhiều người vẫn có tâm lý tự ý mua thuốc dựa theo hiểu biết của mình, từ đó khiến bệnh trở nặng, kéo dài việc điều trị, thậm chí khiến việc hồi phục hoàn toàn khó khăn hơn. Để tránh các rủi ro có thể xảy ra khi điều trị sai cách, người mắc bệnh nên thăm khác bác sĩ trước và thực hiện điều trị theo hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ.
Hiện nay có nhiều người lầm tưởng dùng kháng sinh sẽ giúp bệnh cúm nhanh khỏi và áp dụng phương pháp này để điều trị cho cả trẻ nhỏ. Thực tế, kháng sinh không thể chữa được cúm A do đây là bệnh do virus gây ra, kháng sinh chỉ có tác dụng khi điều trị các bệnh liên quan đến vi khuẩn. Nếu tự ý sử dụng kháng sinh và sử dụng không đúng liều lượng có thể khiến cơ thể kháng kháng sinh sau này. Trong thời gian bệnh, nếu không có chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên dùng các loại thuốc điều trị tập trung từng triệu chứng như thuốc giảm ho, thuốc giảm đau họng hoặc thuốc hạ sốt.
5. Những lưu ý khi điều trị cúm A tại nhà
>>>>>Xem thêm: Gợi ý về thực đơn cho trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng
Súc miệng nước muối hàng ngày
– Cách ly với người nhiễm bệnh: Nên cách ly người bệnh tại phòng riêng trong ít nhất là 7 ngày đến khi không còn triệu chứng bệnh để tránh phát tán virus lây nhiễm cho những thành viên trong gia đình. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với người khác, cần chú ý đeo khẩu trang kĩ, đúng cách để tránh lây lan cúm A cho người khác qua giọt bắn hô hấp.
– Súc miệng, rửa mũi với nước muối: Khi điều trị tại nhà, người bệnh cúm A nên súc miệng và rửa mũi với nước muối 2 lần/ngày để làm sạch dịch tắc nghẽn.
– Tạo môi trường ẩm ở nơi điều trị bệnh: Không khí ẩm trong phòng sẽ giúp cải thiện tình trạng sổ mũi và đau họng, giúp giảm cảm giác khó chịu do những triệu chứng này gây nên.
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Người bệnh và người chăm bệnh cần rửa tay với xà phòng ngay sau khi tiếp xúc và trước khi sử dụng những đồ vật chung để phòng ngừa lây nhiễm chéo.
Cúm A có thể không gây biểu hiện nặng ngay từ ban đầu nhưng nếu để lâu không chữa trị có thể khiến ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể của cơ thể. Chính vì vậy, nếu điều trị cúm A tại nhà kéo dài hơn 1 tuần, các triệu chứng không suy giảm, thì người bệnh không nên chủ quan tiếp tục điều trị tại nhà mà cần đến bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tiếp nhận điều trị nội trú và theo dõi tiến trình bệnh bởi bác sĩ và người có chuyên môn để tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.