Bị cúm A nên uống thuốc gì? Thuốc điều trị cúm A phổ biến nhất là Tamiflu. Tuy nhiên, bị cúm A không nên tự ý uống bất kỳ thuốc gì, bao gồm cả Tamiflu. Vậy, tại sao không nên tự ý uống thuốc điều trị cúm A nói chung và Tamiflu nói riêng tại nhà? Nếu cúm A tiến triển nặng, bệnh nhân phải làm thế nào? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây bạn nhé!
Bạn đang đọc: Chuyên gia giải đáp: Bị cúm A nên uống thuốc gì?
1. Tại sao không nên tự ý uống thuốc điều trị cúm A tại nhà?
Theo Bộ Y tế, đến cuối tháng 7/2022, giá một hộp 10 viên Tamiflu 75mg là 750.000đ. Giá trước tháng 7 của thuốc này là 450.000đ. Sự tăng chóng mặt của giá Tamiflu cho thấy đang có xu hướng tích trữ thuốc để tự điều trị tại nhà trong quần chúng.
Đây là một việc hoàn toàn không cần thiết phải làm và hoàn toàn không nên làm.
Bởi hiện nay, thuốc Tamiflu chủ yếu được sử dụng với bệnh nhân mắc cúm A nặng, hoặc bệnh nhân có nguy cơ tiến triển nặng. Với những người không có bệnh lý nền, khỏe mạnh, khi mắc cúm A triệu chứng nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Chưa hết, ngay cả với nhóm “báo động đỏ”, việc dùng Tamiflu cũng chỉ có tác dụng nếu chẩn đoán phát hiện cúm A sớm trong 48 giờ đầu. Sau 48 giờ, những bệnh nhân đó cũng chủ yếu được điều trị hạ sốt và chăm sóc đề phòng biến chứng.
Không những thế, virus có khả năng kháng thuốc điều trị, nên việc sử dụng Tamiflu không đúng cách có thể gia tăng sự xuất hiện virus kháng thuốc. Điều đó làm mất khả năng điều trị cúm A khi bệnh nhân tiến triển nặng, góp phần dẫn đến tình huống xấu nhất là bệnh nhân tử vong.
Chính vì vậy, khi mắc cúm A, người bệnh chỉ nên uống các loại thuốc giúp giảm triệu chứng, như: Thuốc hạ sốt, thuốc ho,… để thời gian cơ thể tự chữa lành diễn ra dễ chịu hơn, thoải mái hơn.
Nếu bác sĩ không chỉ định, không nên uống Tamiflu khi bị cúm A
2. Nếu cúm A tiến triển nặng, bệnh nhân phải làm thế nào?
2.1. Sự nguy hiểm của cúm A
Mặc dù trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân mắc cúm A có thể tự khỏi bệnh chỉ sau 1 – 2 tuần. Nhưng với 6 đặc điểm: 4 chủng cùng lưu hành (cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, cúm A/H3N2, cúm A/H7N9;….), lây lan với tốc độ chớp nhoáng, triệu chứng tương tự cảm lạnh hoặc cúm thường nên người bệnh nhầm lẫn, chậm trễ trong điều trị, tập trung tấn công vào trẻ em và người lớn tuổi, chưa có thuốc đặc trị và nhiều biến chứng tai hại; cúm A vẫn được đánh giá là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Bàn về sự nguy hiểm tiềm tàng của cúm A, một số biến chứng tai hại điển hình có thể kể đến của nó là:
– Viêm tai giữa, viêm xoang: Biến chứng này nếu không được kiểm soát tốt dễ dẫn đến thủng màng nhĩ, suy giảm thính lực, điếc vĩnh viễn, viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng,…
– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khởi nguồn của một số bệnh lý không thể chữa khỏi, có khả năng gây tử vong ở người mắc, như suy thận,…
Tìm hiểu thêm: Trẻ biếng ăn phải làm sao?một số giải pháp giúp trẻ ăn nhiều
Nhiễm trùng đường tiết niệu khởi nguồn của suy thận vĩnh viễn
– Viêm phổi: Đối tượng dễ gặp biến chứng viêm phổi nhất là trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, như các bệnh: Suy giảm miễn dịch, tiểu đường, suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản.
– Phù phổi, suy tim, phù não, tổn thương gan trầm trọng: Người bệnh mắc cúm A bị biến chứng phù phổi, suy tim, phù não, tổn thương gan có tỷ lệ tử vong vô cùng cao.
– Với phụ nữ mang thai: Cúm A có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sẩy thai. Trong trường hợp thai phụ mắc cúm A vào 3 tháng đầu, thai nhi có thể trở thành đối tượng bị biến chứng, dễ gặp nhất là biến chứng ở hệ thần kinh trung ương.
2.2. Làm thế nào để hạn chế biến chứng cúm A?
Vậy, để tránh những biến chứng tai hại, người bệnh phải làm thế nào trong trường hợp cúm A tiến triển nặng? Người bệnh phải được đưa ngay đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, tư vấn cách chăm sóc và điều trị phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Thủy đậu ở trẻ sơ sinh: dấu hiệu và cách điều trị
Cúm A tiến triển nặng, người bệnh phải được đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị
Cụ thể, các dấu hiệu cúm A tiến triển nặng, khi xuất hiện thì cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế là:
– Sốt cao từ 39 độ trở lên, không hạ dù đã uống thuốc;
– Li bì, mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn, chân tay lạnh;
– Co giật;
– Khó thở, thở nhanh.
Phía trên là toàn bộ lưu ý về thuốc điều trị cúm A và cách phản ứng đúng đắn khi bệnh tiến triển nặng mà người bệnh nên tuân thủ để tránh những biến chứng đáng tiếc. Hy vọng rằng với những kiến thức này, bạn có thể khỏe mạnh vượt qua mùa cúm A hoành hành dữ dội. Nếu còn băn khoăn, đừng ngại ngần, liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết, toàn diện mọi thắc mắc một cách nhanh chóng
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.