Dấu hiệu bé bị viêm đường hô hấp trên và cách phòng ngừa

Trẻ em rất dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên vì sức đề kháng của bé còn yếu và nhạy cảm với những tác nhân gây bệnh, thời tiết thay đổi, ô nhiễm môi trường. Do đó, bố mẹ cần phải nắm rõ những dấu hiệu nhận biết bé bị viêm đường hô hấp trên để biết cách chăm sóc và điều trị cho con tốt hơn. Với những triệu chứng nặng, bố mẹ cần phải đưa con đi khám và điều trị tại bệnh viện uy tín để phòng ngừa biến chứng về sau.

1. Dấu hiệu nhận biết bé bị viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em được chia thành 2 loại là cấp tính và mạn tính. Cụ thể là:

1.1. Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên cấp tính ở trẻ em

Bệnh viêm đường hô hấp trên thường xảy ra khi có những điều kiện thuận lợi tác động như gió mưa, thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, áp thấp nhiệt đới, ăn kem, uống nước quá lạnh hoặc nước đá, ngồi, nằm trước luồng gió lạnh của điều hòa nhiệt độ hoặc quạt,…

Dấu hiệu thường gặp đầu tiên là sốt kèm theo hắt xì hơi, ho và chảy nước mũi. Cơn ho đôi khi chỉ húng hắng nhưng có khi lại liên tục. Ngoài ra, trẻ còn có thể chảy nước mũi, cảm thấy đau họng khi nuốt, ăn uống.

1.2. Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên mạn tính ở trẻ em

Nếu trẻ bị viêm đường hô hấp trên cấp tính không được điều trị hoặc chữa trị không triệt để thì rất dễ chuyển sang thể mạn tính. Dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp trên mạn tính là rát họng, ho húng hắng, nuốt thấy hơi vướng như có vật gì nằm bên trong họng. Ngoài ra, trẻ còn có thể chảy nước mũi thường xuyên ở một hoặc cả hai bên mũi.

Những trẻ bị VA mạn tính kéo dài do vi khuẩn mủ xanh gây ra thì dịch nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh. Bên cạnh đó, khi ngủ, bé thường thở bằng miệng.

Dấu hiệu bé bị viêm đường hô hấp trên và cách phòng ngừa

Viêm đường hô hấp trên là căn bệnh nhiều bé gặp phải

2. Nguyên nhân khiến bé bị viêm đường hô hấp trên

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Chẳng hạn như dị ứng thời tiết, với những loại dị nguyên khác nhau trong bụi, không khí, dị ứng hoặc tác động của khói thuốc lá, hóa chất hoặc vi sinh vật gây bệnh.

Vi khuẩn gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, có một số loại vi khuẩn thường ký sinh ở đường hô hấp trên, bình thường chúng không ra bệnh. Thế nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, nhất là khi sức đề kháng của trẻ giảm sút vì lý do nào đó thì chúng sẽ gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên.

Một số loại vi khuẩn thường ký sinh ở đường hô hấp trên là họ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn. Đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A, B. Catarrhalis, Haemophilus Influenzae, xoắn khuẩn Vincent và một số vi khuẩn đường ruột như Enterobacter, E.coli, Citrobacter, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh,… Bên cạnh vi khuẩn còn có một số loại vi nấm gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên là Candida Albicans,…

Dấu hiệu bé bị viêm đường hô hấp trên và cách phòng ngừa

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm đường hô hấp trên

3. Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em hiệu quả nhất

3.1. Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ theo đúng lịch

Bố mẹ phải ghi nhớ lịch tiêm phòng của trẻ bao gồm những loại vắc xin phòng cúm và các bệnh truyền nhiễm thường gặp. Đây là phương pháp tạo miễn dịch phòng ngừa vô cùng hiệu quả. Khi cơ thể trẻ đã có kháng thể thì khi tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch của bé sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn nhanh chóng hơn.

3.2. Cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu

Chế độ dinh dưỡng của trẻ là vô cùng quan trọng vì nó sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của bé. Do đó, bố mẹ hãy lưu ý cung cấp cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng bằng việc bú đủ cữ sữa trong ngày.

Với những trẻ lớn hơn, bố mẹ hãy cho con ăn đủ chất và tăng cường các loại thực phẩm giàu DHA và vitamin A. Hoặc bố mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được bác sĩ chuyên khoa Dinh dưỡng thăm khám và tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với con.

3.3. Chăm sóc và vệ sinh mũi sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ

Bố mẹ nên vệ sinh mũi hàng ngày cho con bằng nước muối sinh lý dịu nhẹ theo chỉ định của bác sĩ. Bởi vì việc làm này sẽ giúp đường thở của trẻ trở nên thông thoáng hơn và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh tốt hơn. Tuyệt đối không được sử dụng những loại thuốc hoặc chất làm sạch mũi dành cho người lớn.

3.4. Sắp xếp phòng ở cho trẻ gọn gàng, thông thoáng

Môi trường sống của bé cần được dọn dẹp gọn gàng và sạch sẽ. Bố mẹ nên lưu ý rằng, chỉ nên sử dụng điều hòa khoảng 25 – 26 độ C trong phòng của con. Ngoài ra, bố mẹ nên tắt máy lạnh trước khi bé rời khỏi phòng khoảng 30 phút để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Dấu hiệu bé bị viêm đường hô hấp trên và cách phòng ngừa

Khi con có dấu hiệu bị viêm đường hô hấp cấp, bố mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ

Tóm lại, khi thấy trẻ có biểu hiện bị viêm đường hô hấp trên, bố mẹ cần phải theo dõi, chăm sóc và đưa con đến Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Nếu được chữa trị và tăng cường sức đề kháng đúng cách, bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sẽ không quá nghiêm trọng.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *