Cúm A (H1N1, H3N2, H5N1, H7N9) khiến trẻ: Sốt, đau đầu, ho, đau họng, chảy mũi, đau cơ, mệt mỏi,…. Những triệu chứng này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Vậy, trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi, những triệu chứng khó ưa kia bao lâu thì biến mất. Câu trả lời có trong bài viết sau, đọc ngay bạn nhé!
Bạn đang đọc: Chuyên gia giải đáp: Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi?
1. Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi?
Thời gian khỏi bệnh cụ thể phụ thuộc sức đề kháng, hệ miễn dịch của mỗi trẻ và cách chăm sóc của từng gia đình. Thông thường, cúm A ở trẻ sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần, nhưng tàn dư của các triệu chứng có thể kéo dài cả tháng. Cụ thể: Sốt: 5 – 7 ngày; chảy mũi: 7 – 14 ngày; ho: 14 – 21 ngày; mệt mỏi: 21 – 28 ngày.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi trẻ đều an toàn trước cúm A. Trong một số trường hợp, cúm A có thể tiến triển nặng đến nhiều biến chứng như:
– Viêm tai giữa, viêm xoang: 2 bệnh lý này phổ biến đến mức bố mẹ sẽ chủ quan khi nghe thấy tên. Thế nhưng, đây lại là 2 biến chứng, nếu không được kiểm soát tốt, có thể khiến trẻ mất thính lực vĩnh viễn và tổn thương não trầm trọng.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu.
– Viêm phổi, phù phổi: Đây là biến chứng cúm A trẻ dễ gặp phải nhất.
– Tổn thương gan trầm trọng, suy tim, phù não: Trẻ mắc cúm A gặp những biến chứng này có tỷ lệ tử vong vô cùng cao.
Không may mắn trở nặng, thời gian điều trị cúm A và biến chứng cúm A ở trẻ sẽ kéo dài nhiều tuần hoặc thậm chí là nhiều tháng.
Thời gian điều trị biến chứng cúm A ở trẻ có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng
2. Làm thế nào để hạn chế tối đa biến chứng cúm A ở trẻ?
2.1. Thăm khám với chuyên gia
Ngay khi nghi trẻ nhiễm cúm A (nhận biết thông qua những triệu chứng điển hình đã được liệt kê phía trên), đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để chuyên gia thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
2.2. Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà
Nếu không cần nhập viện, bác sĩ sẽ dặn dò bố mẹ một vài lưu ý chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà quan trọng như sau:
– Nếu có sự đồng ý của bác sĩ, dùng paracetamol (không dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin,…) khi trẻ sốt trên 38.5 độ. Sốt dưới 38.5 độ không cần dùng thuốc. 4 – 6 giờ uống nhắc một lần.
– Vệ sinh mũi cho trẻ bằng dụng cụ xịt rửa và nước muối sinh lý 0,9%. Nước muối sinh lý 0,9% cũng có thể được sử dụng để trẻ nhỏ mắt.
– Dùng khăn giấy lau miệng và mũi trẻ, tránh dùng khăn vải để hạn chế lưu trữ virus.
Tìm hiểu thêm: Giúp cha mẹ phân biệt vàng da tắc mật ở trẻ sơ sinh và vàng da sinh lý
Dùng khăn giấy lau miệng và mũi trẻ, tránh dùng khăn vải để hạn chế lưu trữ virus.
– Đối với trẻ lớn: Thường xuyên cho trẻ súc miệng nước muối sinh lý.
– Giữ tay trẻ sạch, không để trẻ sờ, chạm vào mắt, mũi, miệng.
– Chườm ấm các vùng: Trán, nách, bẹn cho trẻ
– Đảm bảo không gian trẻ nghỉ ngơi luôn sạch sẽ, thoáng đãng mà vẫn kín đáo.
– Trẻ phải được tắm bằng nước ấm và mặc những bộ đồ vừa vặn, thấm hút mồ hôi.
– Thay vì ít bữa lớn, cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, với các món giàu dinh dưỡng nhưng lại dễ tiêu hóa như cháo, súp,…
– Đối với trẻ chưa cai sữa, cho trẻ bú nhiều hơn.
– Theo dõi số lần đi tiểu và lượng nước tiểu mỗi lần đi để kiểm soát tình trạng mất nước ở trẻ.
– Để trẻ uống đủ nước. Các loại nước trẻ nên uống là: Nước lọc, nước hoa quả, nước rau củ. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ uống nước điện giải.
>>>>>Xem thêm: Viêm amidan cấp ở trẻ em: những điều cha mẹ nên biết
Để trẻ uống đủ nước lọc, nước hoa quả, nước rau củ,…
2.3. Dấu hiệu nhận biết cần đưa trẻ đến bệnh viện
Đây là các dấu hiệu cho thấy cúm A ở trẻ đang tiến triển tiêu cực: Sốt từ 39 độ trở lên không cắt dù đã uống thuốc; lơ mơ, bải hoải, ăn kém, bỏ bữa, nôn trớ, chân tay lạnh; co giật; khó thở, thở nhanh. Khi thấy trẻ có một hoặc một vài dấu hiệu ấy, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất tái khám ngay.
Như vậy, với bài viết này, bạn đã biết trẻ mắc cúm A bao lâu thì khỏi, cũng như biết cách chăm sóc sao cho nguy cơ trẻ bị biến chứng là thấp nhất. Hy vọng rằng, bạn sẽ thực sự áp dụng được những kiến thức này vào việc bảo vệ bé. Thu Cúc TCI chúc bé nhà bạn mạnh khỏe vượt qua mùa cúm A hoành hành dữ dội.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.