Giúp cha mẹ tìm hiểu về bệnh viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm tai ngoài là bệnh phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và những trẻ hay bơi lội. Bệnh tuy không nguy hiểm như bệnh viêm tai giữa, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm tai ngoài có thể gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ sau này. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đề từ đó có phương pháp phòng tránh hiệu quả, an toàn.

Bạn đang đọc: Giúp cha mẹ tìm hiểu về bệnh viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ

1. Tìm hiểu về tình trạng viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ

1.1 Viêm tai ngoài ở trẻ là gì?

Viêm tai ngoài là bệnh nhiễm trùng niêm mạc của ống tai ngoài – nơi nối màng nhĩ với bên ngoài tai. Đối tượng mắc viêm tai ngoài thường là trẻ em, thanh thiếu niên.

1.2 Viêm tai ngoài ở trẻ do những nguyên nhân nào gây ra?

– Viêm tai ngoài xảy ra, nguyên nhân thường là do tiếp xúc với hơi ẩm. Chính việc bơi lội hoặc do tắm quá thường xuyên có thể dẫn đến nhiễm trùng tai ngoài. Bên cạnh đó, nước còn sót lại bên trong ống tai có thể trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn và nấm.

– Nước ở ao hồ thường chứa nhiều vi khuẩn là thủ phạm chính gây viêm tai ngoài.

– Nước hồ bơi chứa clo có thể tiêu diệt vi khuẩn có ích ở trong ống tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập.

– Thậm chí khi trẻ tắm có quá nhiều nước từ bồn tắm hoặc vòi hoa sen vào trong ống tai ngoài cũng có thể gây viêm tai ngoài.

– Nhiễm trùng có thể xảy ra nếu lớp da mỏng tạo thành ống tai bị tổn thương. Do đó, nếu trẻ gãi mạnh, sử dụng tai nghe hoặc dùng tăm bông đưa vào tai có thể làm tổn thương vùng da mỏng manh này.

– Khi lớp da bị tổn thương nó có thể tạo chỗ cho vi khuẩn phát triển. Ráy tai là lớp bảo vệ tự nhiên của tai có chức năng chống lại nhiễm trùng, nhưng trẻ việc tiếp xúc thường xuyên với độ ẩm, nước có thể làm hết ráy tai trong tai, từ đó khiến nguy cơ bị nhiễm trùng tăng cao hơn.

– Bên cạnh yếu tố là nước, hỏi âm thì thủ phạm phổ biến nhất gây viêm tai ngoài cũng có thể là những chấn thương niêm mạc tai.

– Trẻ nhỏ nghịch ngợm có thể chọc thứ gì đó vào tai như que, hạt hoặc một chút thức ăn, hoặc gãi vào bên trong tai, chính điều này cũng vô tình tạo tiền đề cho nhiễm trùng gây viêm tai ngoài.

– Việc sử dụng bông tắm để lấy ráy tai cho bé, cha mẹ có thể đã vô tình đẩy ráy tai vào sâu hơn trong ống tai vô tình sẽ khiến cho khu vực này sẽ trở thành nơi cư trú của vi khuẩn.

– Ngoài ra, trẻ mắc các tình trạng bệnh lý về da như: bệnh vảy nến, bệnh chàm… cũng có thể khiến có nguy cơ cao bị viêm tai ngoài cao hơn bình thường.

Giúp cha mẹ tìm hiểu về bệnh viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm tai ngoài là bệnh phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và những trẻ hay bơi lội.

2. Bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em có những dấu hiệu nhận biết nào?

Các triệu chứng viêm tai ngoài ban đầu thường nhẹ, nhưng chúng có thể trở nên trầm trọng hơn nếu tình trạng nhiễm trùng không được phát hiện và điều trị kịp thời. Viêm tai ngoài ở trẻ được chia thành ba mức độ với các biểu hiện như sau:

2.1 Bệnh viêm tai ngoài mức độ nhẹ

– Trẻ sẽ cảm thấy ngứa trong tai, hay gãi tay, xoa tai.

– Khi quan sát sâu vào bên trong ống tai ngoài thấy đỏ nhẹ.

– Cảm giác khó chịu của trẻ sẽ gia tăng khi kéo tai ngoài hoặc ấn vào vị trí sưng ở phía trước tai.

– Có thể xuất hiện dịch trong suốt, không mùi chảy ra ngoài lỗ tai.

2.2 Bệnh viêm tai ngoài mức độ vừa

– Trẻ sẽ có cảm giác ngứa dữ dội, quấy khóc, mệt mỏi.

– Trẻ đau tai nhiều hơn.

– Dịch chảy ra ngoài ống tai.

– Trẻ nghe kém hoặc có cảm giác bóp nghẹt trong tai.

2.3 Viêm tai ngoài ở trẻ mức độ nặng

– Trẻ bị đau tai dữ dội có thể lan ra mặt, cổ hoặc một bên đầu.

– Ống tai bị hoàn toàn tắc nghẽn.

– Tai đỏ hoặc sưng tai ngoài

– Ở cổ xuất hiện hạch bạch huyết và sưng.

– Trẻ có thể sốt hoặc sốt cao.

Với những trẻ lớn, trẻ đã biết nói thì trẻ có thể mô tả cụ thể những triệu chứng bé đang gặp phải, từ đó giúp cho việc chẩn đoán trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết nói, cha mẹ vẫn có thể nhận biết các triệu chứng viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ như:

– Khi bạn xoa hoặc kéo tai của trẻ, trẻ phản ứng lại hoặc khóc thét.

– Trẻ không phản ứng, phản xạ lại với một số âm thanh.

– Trẻ có thể khó chịu, cáu kích hoặc bồn chồn.

– Trẻ bỏ ăn, bỏ bú… điều này có thể là do triệu chứng đau tai tăng lên khi trẻ nhai.

– Trẻ mất thăng bằng, có thể chóng mặt, người lờ đờ.

– Khi kiểm tra tai trẻ, có thể thấy ống tai ngoài đỏ hoặc đóng vảy, mủ vàng xuất hiện.

Tìm hiểu thêm: Bệnh tay chân miệng trẻ em: Cách nhận biết và phòng tránh thế nào?

Giúp cha mẹ tìm hiểu về bệnh viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết nói, cha mẹ vẫn có thể nhận biết các triệu chứng viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ như khi bạn xoa hoặc kéo tai của trẻ, trẻ phản ứng lại hoặc khóc thét.

3. Những biện pháp phòng tránh bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em?

Dưới đây là một số biện pháp mà cha mẹ có thể giúp phòng tránh viêm tai ngoài ở trẻ em hiệu quả, an toàn:

– Cần lưu ý làm sạch tai cho bé, giữ cho tai của bé khô ráo, đặc biệt là sau khi trẻ bơi lội hoặc tắm. Tuy nhiên, chỉ lau khô tai ngoài, lau từ từ và nhẹ nhàng bằng khăn hoặc vải mềm.

– Không dùng tăm bông để làm sạch bên trong tai vì như thế có thể vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên tai và gây tổn thương đến tai của trẻ.

– Nên sử dụng khăn mềm để lau phần bên ngoài tai.

– Khi trẻ bơi hoặc tắm cần cố gắng giảm thiểu lượng nước lọt vào tai của trẻ.

– Với trẻ nhỏ, cần tránh không để trẻ đưa các vật lạ vào trong tai.

Giúp cha mẹ tìm hiểu về bệnh viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ

>>>>>Xem thêm: Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nguyên nhân và điều trị

Các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu của bệnh ở trẻ để kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán, điều trị đúng cách.

Viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ là căn bệnh thường gặp. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu của bệnh ở trẻ để kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán, điều trị đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *