Bệnh cúm A ở trẻ: Những điều cha mẹ cần biết!

Cúm là bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em với nhiều chủng khác nhau. Cúm A là chủng thường gặp và nguy cơ biến chứng cao nếu trẻ không được điều trị kịp thời và đúng cách. Do vậy, các bậc phụ huynh cần trang bị những kiến thức hữu ích về bệnh cúm A ở trẻ để có thể phòng ngừa và xử trí khoa học cho con.

Bạn đang đọc: Bệnh cúm A ở trẻ: Những điều cha mẹ cần biết!

1. Tìm hiểu về cúm A

1.1. Cúm A là gì?

Cúm là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm như A, B, C gây ra. Bệnh cúm A do các chủng virus cúm A gây nên như: A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9.

Cúm A là bệnh có thể mắc ở mọi đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh cúm A thường bùng phát vào các thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc dễ bùng phát ở những nơi có môi trường ô nhiễm…

Khi bùng phát, cúm A ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mọi người. Bệnh tiến triển nhanh và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với cảm sốt thông thường.

1.2. Các chủng virus cúm A

Hiện nay, virus cúm A có rất nhiều chủng, phổ biến nhất phải kể tới:

– Cúm A/H1N1

Tốc độ lây lan của A/H1N1 rất nhanh, dễ dàng bùng phát thành các đợt dịch, đại dịch nguy hiểm. Loại virus cúm này có khả năng gây bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng nặng, thậm chí là tử vong. Mỗi năm, trên thế giới ghi nhận hàng trăm nghìn ca bệnh mắc cúm A/H1N1.

– Cúm A/H5N1

Virus cúm A/H5N1 khởi nguồn từ gia cầm và lây sang người qua tiếp xúc. Cúm xuất hiện ở rất nhiều quốc gia và đã từng bùng phát thành những đợt dịch nguy hiểm, làm chết rất nhiều người trên thế giới.

– Cúm A/H3N2

Virus cúm A/H3N2 thường lưu hành dưới dạng cúm mùa, từng gây ra đại dịch kinh hoàng khiến hơn 1 triệu người chết trên toàn thế giới.

– Cúm A/H7N9

Khả năng phát tán, bùng phát thành đại dịch này cũng không hề kém cạnh so với các chủng virus kể trên. Thậm chí, virus cúm A/H7N9 còn là chủng virus có độc tính cao, khả năng lây lan mạnh và biến chứng nguy hiểm, khó hồi phục.

Bệnh cúm A ở trẻ: Những điều cha mẹ cần biết!

Bệnh cúm A do các chủng virus cúm A gây nên như: A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9

1.3. Đối tượng dễ mắc cúm A

Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh cúm A. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ dàng mắc bệnh, các triệu chứng thường nặng và việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.

Cụ thể là:

– Trẻ nhỏ, trẻ dưới 2 tuổi.

– Trẻ chưa tiêm vaccine phòng cúm.

– Trẻ có các bệnh lý nền.

– Trẻ thừa cân, béo phì.

– Trẻ sống ở môi trường ô nhiễm, ở vùng đang bùng phát dịch…

Nguyên nhân là do trẻ em là đối tượng đang trong giai đoạn hoàn thiện hệ miễn dịch. Sức đề kháng của trẻ yếu ớt khiến virus và các tác nhân có hại dễ dàng tấn công và gây bệnh ở trẻ.

1.4. Biểu hiện cúm A ở trẻ

Đa phần trẻ mắc cúm A có thể gặp phải các triệu chứng sau đây, tùy theo mức độ bệnh:

– Sốt cao trên 39 độ C

– Ho

– Sổ mũi

– Ngạt mũi

– Đau đầu

– Đau họng

– Đau cơ

– Đau tai

– Đau mắt đỏ

– Mỏi cơ

– Nôn trớ

– Tiêu chảy

– Chán ăn

– Co giật…

Một số trường hợp trẻ không có các triệu chứng hoặc các triệu chứng rất nhẹ khiến bố mẹ thường cho rằng con trẻ chỉ bị cảm lạnh hoặc ốm sốt bình thường. Điều này là cực kỳ nguy hiểm bởi cúm A ở trẻ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ biến chứng nặng đối với trẻ nhỏ.

Bệnh cúm A ở trẻ: Những điều cha mẹ cần biết!

Khi bị cúm A, trẻ thường có các biểu hiện như ho, sốt cao, ngạt mũi, đau đầu, đau cơ…

1.5. Con đường lây truyền

Cúm A lây lan nhanh chóng từ trẻ này qua trẻ khác, thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với các chất nôn, giọt bắn, hơi thở… Trẻ cũng có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với đồ đạc, quần áo… của trẻ mắc bệnh.

Đó là lý do mà môi trường tập trung đông người như trường học, công viên, siêu thị… thường là những nơi dễ bùng phát thành dịch.

2. Diễn biến các giai đoạn

Thời gian cúm A ở trẻ ủ bệnh thường kéo dài hơn nhiều so với các bệnh cúm khác. Cúm A có thể ủ bệnh trong cơ thể trẻ từ 2 cho tới 8 ngày, thậm chí có những trường hợp thời gian ủ bệnh có thể lên tới 17 ngày. Nếu trẻ đã từng phơi nhiễm nhiều lần với virus cúm A thì sẽ ảnh hưởng tới việc xác định chính xác thời gian cúm A ủ bệnh.

Một số trẻ có thể tự đào thải virus cúm A ra ngoài từ 1-2 ngày trước khi khởi phát và khoảng 3-5 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Một số trường hợp thì diễn biến của bệnh có thể kéo dài từ 7 tới 10 ngày. Sau khi đào thải virus ra khỏi cơ thể, các triệu chứng mới bắt đầu thuyên giảm và trẻ dần dần hồi phục.

Nếu các bậc phụ huynh cảnh giác, phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh và đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời thì trẻ có thể khỏi bệnh sau 7-10 ngày.

3. Biến chứng của cúm A

Cúm A là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng rất nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nếu không được phát hiện kịp thời.

– Sốt cao co giật

– Nhiễm trùng tai

– Suy hô hấp

– Hen suyễn

– Viêm phế quản

– Viêm phổi

– Viêm cơ tim

– Tử vong…

Do vậy, các bậc phụ huynh cần cẩn trọng khi thấy trẻ có các dấu hiệu sức khỏe bất thường. Việc cho trẻ tới ngay các cơ sở y tế là thực sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Táo bón ở trẻ em: thấy con “đi” được mẹ mừng rơi nước mắt

Bệnh cúm A ở trẻ: Những điều cha mẹ cần biết!

Bệnh cúm A ở trẻ có nguy cơ biến chứng cao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách

4. Nguyên tắc điều trị

Cúm A diễn tiến nhanh, nguy cơ biến chứng cao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vì thế, khi thấy con trẻ có các dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần đưa tới ngay các cơ sở y tế.

Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xét nghiệm chủng virus gây bệnh để có thể điều trị với phác đồ phù hợp.

Một số trẻ cần được uống thuốc hạ sốt để giảm thiểu nguy cơ sốt cao, co giật. Các loại thuốc được sử dụng có thể là thuốc kháng virus, thuốc giảm đau, thuốc xịt mũi… Đồng thời, trẻ cũng cần được bổ sung đủ nước và điện giải để hạ sốt nhanh chóng.

Ngoài ta, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp để thời gian đào thải virus diễn ra nhanh hơn, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

Khi bé bị cúm A, cha mẹ cũng cần chăm sóc khoa học, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo lời khuyên của bác sĩ để trẻ nhanh khỏi bệnh.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay tiêm truyền cho trẻ khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng nặng hơn.

Bệnh cúm A ở trẻ: Những điều cha mẹ cần biết!

Cúm A ở trẻ có thể điều trị bằng việc uống thuốc hạ sốt, kháng virus, giảm đau… theo chỉ định của bác sĩ

5. Phòng ngừa cúm A ở trẻ

Cúm A không chỉ khiến trẻ mệt mỏi mà còn ảnh hưởng lớn tới tinh thần và quá trình sinh hoạt, học tập của trẻ. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ chính là ngăn ngừa mắc cúm A bằng việc:

– Vệ sinh cá nhân cho bé thường xuyên bằng việc tắm, rửa tay chân, mặt mũi, đặc biệt là khi ở nơi đông người về.

– Cho bé đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên khi đi ra ngoài.

– Hạn chế để trẻ tới những nơi đông người, những nơi đang có dịch bùng phát.

– Vệ sinh không gian sống thường xuyên, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất qua thực phẩm lành mạnh cho trẻ.

– Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để có thể phát hiện sớm bệnh lý và chủ động điều trị.

– Đặc biệt, tiêm chủng vắc xin đầy đủ theo độ tuổi để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại virus gây bệnh.

Bệnh cúm A ở trẻ: Những điều cha mẹ cần biết!

>>>>>Xem thêm: Điểm danh các triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh cha mẹ nên lưu ý?

Phòng ngừa cúm A bằng việc cho trẻ sinh hoạt khoa học, ăn uống đủ chất và tiêm vắc xin đầy đủ…

Hiện nay, cúm A đang bùng phát mạnh mẽ và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe trẻ nhỏ khi mắc bệnh. Do vậy, các bậc phụ huynh cần cẩn trọng, đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh cúm A ở trẻ nói riêng hay các bệnh lý khác nói chung để bảo vệ sức khỏe con trẻ toàn diện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *