Cúm A ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết!

Cúm là một bệnh lý có nhiều chủng khác nhau được ghi nhận và khá phổ biến ở trẻ. Trong những ngày gần đây, Thu Cúc TCI đã tiếp nhận số lượng ca trẻ mắc bệnh lý này tăng nhanh chóng mặt. Vậy cúm A là bệnh gì? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh hiệu quả cho trẻ, tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Cúm A ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết!

1. Cúm A là gì?

Cúm A ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết!

Cúm là bệnh lý có tính lây lan nhanh, có khả năng trở thành dịch hoặc đại dịch nếu như không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Cúm A là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do nhiều loại virus gây nên như: H1N1, H3N2, H5N1, H7N9. Do có nhiều biểu hiện giống với các bệnh cảm cúm thông thường, khó phân biệt nên nhiều cha mẹ chủ quan và tự chữa trị cho trẻ tại nhà, dẫn đến việc cấp cứu trễ khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm.

Đây là bệnh lý có quá trình chuyển biến nhanh và rất dễ xảy ra các biến chứng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Chủng cúm này có khả năng bùng phát thành dịch và đại dịch, không chỉ ảnh hưởng riêng trẻ nhỏ mà người lớn cũng có khả năng lây nhiễm cao. Do đó, mọi người cần đề phòng cảnh giác và chung tay phòng chống dịch hiệu quả.

2. Các chủng virus cúm loại A thường gặp

Đây là bệnh lý có nhiều chủng virus khác nhau, dưới đây là một số chủng phổ biến nhất đã được ghi nhận trên thế giới:

2.1. Chủng A/H1N1

Đây là chủng được ghi nhận vào năm 2009 bởi WHO. Ban đầu, A/H1N1 có tên gọi khác là “cúm lợn” do các nhà khoa học cho rằng đây là chủng xuất phát từ lợn. A/H1N1 được đánh giá là chủng có tốc độ lây lan nhanh chóng mặt và cực dễ dàng. Đây chính là lý do các chuyên gia đánh giá chúng có khả năng bùng phát thành các đợt dịch, đại dịch nguy hiểm nhanh chóng. Trên thế giới mỗi năm có khoảng 250.000 – 500.000 ca tử vong do H1N1 được ghi nhận.

2.2. Chủng cúm A/H5N1

Đây là chủng virus có nguồn gốc từ gia cầm. A/H5N1 được ghi nhận sự xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới và đã tước đi sinh mạng nhiều người.

2.3. Virus A/H3N2

Được ghi nhận lần đầu vào năm 1968 tại Hoa Kỳ, chủng virus này đã gây ra đại dịch lớn khiến 1 triệu người chết trên toàn thế giới.

Đây là chủng cúm theo mùa, có thể lây lan không chỉ cho người mà cả chim và các loài động vật có vú cũng có thể lây nhiễm.

2.4. Virus cúm A/H7N9

Virus A/H7N9 được ghi nhận đầu tiên ở Trung Quốc vào tháng 3/2013. Chủng H7N9 đã nhanh chóng trở thành đại dịch do có độc tính cao và khả năng lây truyền mạnh.

Đây là loại virus có khả năng nhân bản nhanh chóng trong các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,… sau khi thành công xâm nhập vào cơ thể người. Virus A/H7N9 thường tồn tại trong các dịch nhầy của cơ thể như nước mũi, nước mắt, phân, nước bọt,..

Biến chứng được ghi nhận nhiều nhất ở chủng này chính là viêm phổi. Khi không được điều trị kịp thời, người bệnh có khả năng suy hô hấp và gây ra tử vong.

3. Các triệu chứng của trẻ khi mắc bệnh cúm A

Tìm hiểu thêm: Chuyên gia giải đáp: Khi trẻ bị sốt cao co giật nên làm gì?

Cúm A ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết!

Trẻ khi mắc bệnh thường sẽ rất mệt mỏi, khó chịu do sốt cao kèm theo các triệu chứng đau họng, sổ mũi,…

Khi mắc bệnh, tùy theo tình trạng nặng nhẹ mà mỗi trẻ sẽ có các triệu chứng khác nhau. Thông thường, cha mẹ có thể nhận ra các dấu hiệu dưới đây:

– Sốt cao lên đến hơn 39 độ, thậm chí 40 độ

– Nhiều trẻ không đáp ứng thuốc hạ sốt

– Ho, đau họng

– Sổ mũi, ngạt mũi

– Đầu đau nhiều, người mỏi nhức

– Mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú

– Nôn, tiêu chảy

– Nếu sốt quá cao, trẻ có thể  xuất hiện hiện tượng co giật

– Da mắt sung huyết

– Họng đỏ sung huyết toàn bộ

Cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở có chuyên khoa Nhi uy tín ngay để được thăm khám và có các phác đồ điều trị phù hợp khi có các triệu chứng trở nặng như:

– Trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ, uống thuốc hạ sốt không thuyên giảm.

– Trẻ thở nhanh, khó thở.

– Trẻ bị co giật.

– Trẻ xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, ngủ li bì, bỏ ăn, nôn trớ, chân tay lạnh.

4. Các biến chứng của cúm A đối với trẻ nhỏ

Đây là bệnh lý có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ em như:

– Suy hô hấp

– Phổi bị viêm, viêm thanh khí phế quản

– Viêm tai giữa

– Viêm màng não

– Viêm cơ tim

– Nhiễm khuẩn thứ phát

Đây là những biến chứng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ về lâu dài và thậm chí đe dọa đến tính mạng trẻ nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cúm A được đánh giá là một trong những bệnh lý nguy hiểm do virus gây bệnh tồn tại được lâu trong môi trường bên ngoài, khiến khả năng lây lan của bệnh lý này rất cao. Ngoài ra, do triệu chứng của bệnh lý rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh cảm khác nên cha mẹ có thể chủ quan và không đưa bé đi thăm khám, khiến biến chứng xuất hiện và gây hại cho trẻ.

5. Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho trẻ trước cúm A

Cúm A ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết!

>>>>>Xem thêm: Những điều cần lưu ý về bệnh herpes ở trẻ em

Các phương pháp phòng ngừa bệnh cúm loại A rất đơn giản, cha mẹ hoàn toàn có thể thực hiện hàng ngày.

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh lý nguy hiểm này, cha mẹ cần áp dụng những biện pháp sau để việc ngăn ngừa bệnh lý cúm A xảy ra với trẻ hiệu quả nhất:

– Đảm bảo công việc vệ sinh sạch sẽ cho trẻ như rửa tay chân thường xuyên, vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày,…

– Khi đi ra ngoài hoặc đến các nơi công cộng, cha mẹ hãy cho trẻ đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm

– Không nên cho trẻ tiếp xúc với những người có nguy cơ cao bị cúm hoặc đang nghi ngờ nhiễm cúm.

– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung vitamin cho trẻ để sức đề kháng của trẻ duy trì tốt

– Các khu vực sinh hoạt như nhà ở, lớp học, đồ chơi,… đều cần được vệ sinh sạch sẽ hàng tuần, hàng ngày

– Đưa bé đi khám ngay nếu có các triệu chứng nhiễm cúm để bác sĩ có thể xử lý kịp thời

– Tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng trở lên hàng năm theo khuyến cáo của Bộ Y Tế

Biện pháp phòng ngừa cúm A ở trẻ được đánh giá cao nhất hiện nay chính là công tác tiêm chủng. Cha mẹ có thể đưa trẻ đến trung tâm tiêm chủng của hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để tiêm phòng cúm định kỳ hàng năm, giúp trẻ luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa các biến chứng của cúm có thể xảy ra.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài nếu có bất cứ điều gì còn thắc mắc!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *