Cúm A là gì? Điều trị như thế nào?

Cúm A là loại cúm thường gặp có thể xuất hiện ở bất kỳ ai trong chúng ta. Thời gian gần đây, Hệ thống y tế Thu Cúc ghi nhận số lượng ca nhiễm Cúm A nhập viện tăng cao bất thường. Tiềm ẩn nguy cơ bùng phát mạnh thành đại dịch trên diện rộng. Vậy cụ thể Cúm A là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào?

Bạn đang đọc: Cúm A là gì? Điều trị như thế nào?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Cúm A là gì?

1.1 Hiểu về Cúm A

Cúm A là một bệnh nhiễm virus cấp tính ở đường hô hấp. Vật chủ tự nhiên của virus loại này chủ yếu là các loại chim hoang dã. Do đó còn được gọi là cúm gia cầm.

Cúm A là gì? Điều trị như thế nào?

Cúm A là một bệnh nhiễm virus cấp tính ở đường hô hấp

Bệnh rất dễ lây lan thông qua các giọt bắn khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi. Hoặc khi ta tiếp xúc với các bề mặt, vật thể có chứa virus.

Nhiễm Cúm A có thể nghiêm trọng và lây lan thành đại dịch trên diện rộng. Một số trường hợp nhẹ, cúm có thể tự khỏi mà các triệu chứng gần như không đáng kể. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Ngoài Cúm A còn có các loại cúm khác là Cúm B và Cúm C. Trong đó, Cúm A là loại cúm xuất hiện nhiều hơn cả. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng biến chủng nhanh từ mùa này sang mùa khác của virus loại này.

Vậy nguyên nhân gây ra Cúm A là gì?

1.2 Nguyên nhân

Virus Cúm A lây lan thông qua đường giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện. Một số trường hợp nhiễm bệnh là do tiếp xúc với các đồ vật có chứa virus.

Người nhiễm Cúm A có khả năng lây nhiễm từ khoảng một ngày trước khi xuất hiện triệu chứng. Kéo dài đến khoảng 5 ngày sau khi chúng bắt đầu. Thời gian này có thể kéo dài hơn đối với trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu.

Nếu bạn đã từng mắc Cúm A, cơ thể bạn sẽ tạo ra kháng thể để chống lại chủng virus đó. Điều này giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải chủng cúm tương tự trong tương lai. Tuy nhiên, mức độ kháng thể vẫn có thể suy giảm theo thời gian.

Mặt khác, virus Cúm A có khả năng biến đổi thường xuyên và tạo thành những biến chủng mới. Do đó, kháng thể sẽ không thể bảo vệ bạn nếu chủng cúm trong tương lai không tương đồng với chủng bạn đã từng mắc.

1.3 Triệu chứng

Khi mắc Cúm A, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng một cách đột ngột. Một số dấu hiệu phổ biến có thể kể đến như: Ho, sổ mũi, hắt hơi, đau họng, sốt, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể,…

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn nhận biết và điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Cúm A là gì? Điều trị như thế nào?

Khi mắc Cúm A, các triệu chứng thường xuất hiện một cách đột ngột

Đôi khi các triệu chứng của Cúm A khá giống với cảm lạnh. Tuy nhiên, cảm lạnh thông thường không gây ra đau nhức hoặc sốt cao. Còn Cúm A lại gây sốt và các triệu chứng kéo dài trong khoảng 1 tuần với người bình thường. Hoặc 2 tuần với người có sức đề kháng yếu.

Nhiều trường hợp, các triệu chứng có thể tự khỏi mà không cần các biện pháp điều trị can thiệp. Tuy nhiên, nếu sau 1 tuần cúm không cải thiện, người bệnh nên đi khám ngay. Hạn chế tối đa việc xảy ra những biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh nhân cúm nếu không điều trị sớm có thể gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn. VD: Nhiễm trùng tai, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản hay các vấn đề về tim mạch,…

Đặc biệt, cần hết sức lưu ý với: Trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi. Đây đều là các đối tượng có hệ miễn dịch yếu. Nếu không được điều trị theo đúng cách thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, cần theo dõi triệu chứng sát sao để có hướng điều trị kịp thời.

2. Điều trị Cúm A như thế nào?

Trước khi điều trị, người bệnh nên được bác sĩ kiểm tra để xác định loại virus cúm. Đồng thời chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của bệnh.

Thông thường, Cúm A có thể tự khỏi nếu người bệnh nghỉ ngơi và ăn uống đúng cách. Tùy thuộc vào mức độ cúm, bác sĩ có thể kê toa thêm thuốc để chống nhiễm trùng. VD: Oseltamivir (Tamiflu), Zanamivir (Relenza), Peramivir (Rapivab).

Các loại thuốc này có khả năng hạn chế virus lây lan từ tế bào này sang tế bào khác. Tuy nhiên, cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn,… Nếu xuất hiện tình trạng này thì bệnh nhân nên ngừng sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng đồng thời một số biện pháp khác:

– Cố gắng nghỉ ngơi hợp lý
– Uống thuốc hạ sốt
– Uống nhiều nước
– Tắm nước ấm
– Mặc quần áo thông thoáng để làm giảm nhiệt độ cơ thể

Nếu sau một tuần các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

3. Các biện pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa Cúm A, mỗi người cần chủ động:

– Rửa tay thường xuyên
– Tránh các đám đông
– Che miệng, mũi mỗi khi hắt hơi hoặc ho
– Ở nhà ít nhất 24 giờ nếu bị sốt để tránh lây nhiễm cho người khác

Cúm A là gì? Điều trị như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Cảnh báo hội chứng suy hô hấp trẻ sơ sinh

Mỗi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng ngừa bệnh

Tuy nhiên, để phòng ngừa triệt để, chúng ta nên thực hiện tiêm vacxin cúm hàng năm. Mỗi mũi tiêm có thể chống lại khoảng 3 đến loại virus trong mùa cúm năm đó.

Hiện tại, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vacxin. Trong đó có các mũi vacxin tiêm phòng Cúm A. Phù hợp với mọi đối tượng: Trẻ em, người trưởng thành, phụ nữ mang thai,…

Khách hàng khi sử dụng dịch vụ tiêm chủng của Thu Cúc TCI có thể hoàn toàn yên tâm bởi:

– Được thăm khám, sàng lọc kỹ càng bởi các bác sĩ giỏi. Đánh giá thể trạng sức khỏe và tư vấn phác đồ tiêm phù hợp. Theo dõi và chăm sóc sau tiêm theo đúng khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới. Đảm bảo quá trình tiêm chủng an toàn và mang lại hiệu quả cao.
– Sau tiêm chủng, quý khách được theo dõi trong 30 phút và đánh giá lại sức khỏe trước khi về.
– Luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp, xử lý kịp thời với các trường hợp sốc phản vệ.
– Phòng tiêm chủng thoáng mát, giúp người bệnh có cảm giác thoải mái trước, trong và sau tiêm.
– Vacxin đa dạng, nhập khẩu uy tín và được bảo quản lạnh theo tiêu chuẩn GSP. Giúp đảm bảo chất lượng vacxin một cách tốt nhất.

Như vậy, trên đây là những chia sẻ về Cúm A là câu trả lời cho câu hỏi “Cúm A là gì?”. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình những thông tin y tế hữu ích. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được giải đáp nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *