Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc?

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng. Nếu trẻ không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để phát hiện bệnh, cha mẹ cần nắm được một số dấu hiệu bệnh sởi đặc trưng để từ đó có cách chăm sóc trẻ hiệu quả nhất.

Bạn đang đọc: Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc?

1. Giúp cha mẹ tìm hiểu về bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Bệnh sởi được đánh giá là một trong những bệnh có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh chóng. Bệnh nếu không có biện pháp kiểm soát tốt thì rất dễ bùng phát thành dịch.

Nguyên nhân gây ra bệnh sởi là do virus họ Paramyxoviridae gây ra. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị bệnh sởi. Tuy nhiên, trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tỷ lệ trẻ bị bệnh sởi gia tăng đáng kể vào mùa đông xuân.

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc?

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng. Nếu trẻ không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần lưu ý?

Đây là vấn đề đáng được quan tâm nhất khi tìm hiểu, nghiên cứu về bệnh sởi ở trẻ nhỏ. Nhìn chung, người lớn hay trẻ sơ sinh khi mắc bệnh đều gặp phải những triệu chứng khá giống nhau. Trong đó, một số dấu hiệu bệnh sởi chúng ta không thể không nhắc tới là: trẻ bị sốt, phát ban và viêm kết mạc.

Đối với từng giai đoạn khác nhau của bệnh, trẻ bị sởi cũng thấy nhiều triệu chứng xuất hiện. Để phát hiện bệnh sớm nhất, cha mẹ nên theo dõi thật kĩ những thay đổi của cơ thể trẻ.

– Giai đoạn đầu tiên là thời gian ủ bệnh: Thông thường giai đoạn này ở trẻ sẽ kéo dài trong khoảng 10 – 12 ngày. Trẻ sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, thậm chí là biếng ăn, bỏ bú, kém linh hoạt, không còn chơi đùa nhiều.

– Bước sang giai đoạn khởi phát, trẻ sẽ bắt đầu sốt từ 38.5 độ C – 40 độ C. Kèm theo đó là triệu chứng như: trẻ bị sổ mũi, hắt hơi và ho khan. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể bị xuất huyết niêm mạc, trên da mặt có nhiều chấm đỏ li ti.

– Khi vào giai đoạn toàn phát, ban sởi lúc này sẽ xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể khiến trẻ, khiến trẻ cảm thấy ngứa, rát. Đồng thời, trẻ còn bị sốt cao không hạ và rơi và tình trạng mê sảng hoặc co giật.

– Sau khi kết thúc thời gian này, các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ nhỏ dần biến mất, vết ban không còn đỏ nữa. Lúc này, chúng sẽ bắt đầu bong vảy và để lại các vết thâm.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Trẻ còi xương nên uống sữa gì

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc?

Khi vào giai đoạn toàn phát, ban sởi lúc này sẽ xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể khiến trẻ, khiến trẻ cảm thấy ngứa, rát.

3. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ sơ sinh là gì?

Sởi ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không có lẽ là câu hỏi được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Các chuyên gia y tế cho rằng, bệnh sởi nếu được phát hiện và tập trung điều trị bệnh sớm thì sức khỏe của trẻ sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, một số trẻ không được điều tích cực thì sẽ có nguy cơ chịu nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Trẻ sơ sinh bị sởi có thể gặp phải biến chứng về đường hô hấp, biến chứng về thần kinh, các bệnh về tai – mũi – họng hoặc là đường tiêu hóa. Chính vì thế, cha mẹ nên chủ động chăm sóc sức khỏe cho trẻ nếu nhận thấy cơ thể của trẻ có các dấu hiệu bất thường như đã nêu ở trên.

4. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị bệnh sởi như thế nào cho đúng cách?

– Bên cạnh tìm hiểu một số dấu hiệu của bệnh sởi, cha mẹ cũng cần nắm được một số lưu ý khi chăm sóc trẻ. Một trong những điều cha mẹ không thể bỏ qua đó là trẻ bị sởi rất dễ rơi vào tình trạng mất nước bởi vì trẻ hay bị nôn và tiêu chảy. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý bổ sung đủ nước cho trẻ.

– Như đã biết, sởi là một bệnh truyền nhiễm rất khó kiểm soát, do đó để hạn chế nguy cơ lây lan virus cho mọi người xung quanh, cha mẹ cần cố gắng cách ly trẻ tại nhà nhà. Đây vừa là cách để cơ thể trẻ được nghỉ ngơi, dưỡng sức, vừa là cách để ngăn ngừa khả năng bệnh lây lan ra cộng đồng.

– Ngoài ra, việc vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ để các bộ phận không bị nhiễm trùng cũng là biện pháp giúp tình trạng bệnh không phát triển nặng thêm. Đây là những vấn đề đặc biệt quan trọng bạn cần lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi.

– Trong sinh hoạt hàng ngày, để ngăn ngừa sự tấn công của virus gây bệnh sởi, cha mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ vừa đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin A.

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc?

>>>>>Xem thêm: Trẻ 4 tháng bị táo bón: Mách mẹ cách ”giải quyết”

nếu thấy các triệu chứng kể trên, cha mẹ nên đi khám và điều trị sớm để tránh nguy cơ gây biến chứng cho trẻ.

Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho cha mẹ những thông tin cần thiết về bệnh sởi ở trẻ nhỏ và dấu hiệu bệnh sởi đặc trưng để từ đó có thể nhận biết và chăm sóc trẻ đúng cách. Bên cạnh đó, nếu thấy các triệu chứng kể trên, cha mẹ nên đi khám và điều trị sớm để tránh nguy cơ gây biến chứng cho trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *