Viêm mũi xoang ở trẻ em và những điều cần biết

Viêm mũi xoang là bệnh lý phổ biến, gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có cả trẻ nhỏ. Dù tỷ lệ trẻ bị viêm mũi xoang thấp hơn người lớn nhưng viêm mũi xoang ở trẻ em lại rất nguy hiểm, có thể gây những biến chứng khó lường.

Bạn đang đọc: Viêm mũi xoang ở trẻ em và những điều cần biết

1. HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ VIÊM MŨI XOANG?

Viêm mũi xoang là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi. Đây là bệnh lý rất phổ biến ở nước ta, chiếm đến khoảng 40% dân số và đang có xu hướng gia tăng tại nhiều thành phố lớn. Ở trẻ em, bệnh thường hay gặp ở trẻ dưới 6 tuổi.

Viêm mũi xoang ở trẻ em và những điều cần biết

Viêm mũi xoang gây những triệu chứng khó chịu ở trẻ

Nhiều người có suy nghĩ rằng viêm xoang ở trẻ em cũng tương tự như người lớn nhưng thực tế không phải như vậy. Viêm xoang ở trẻ khác với người lớn, đây không phải là người lớn thu nhỏ mà ở độ tuổi trẻ nhỏ hệ thống xoang chưa được hoàn thiện mà chỉ mới bắt đầu ở giai đoạn phát triển. Xoang sàng có ngay từ khi trẻ ra đời, xoang hàm có khi trẻ khoảng 3 – 4 tuổi, xoang trán và xoang bướm chỉ xuất hiện khi trẻ được 7, 8 tuổi.

Nhiều người có suy nghĩ rằng viêm xoang ở trẻ em cũng tương tự như người lớn nhưng thực tế không phải như vậy. Viêm xoang ở trẻ khác với người lớn, đây không phải là người lớn thu nhỏ mà ở độ tuổi trẻ nhỏ hệ thống xoang chưa được hoàn thiện mà chỉ mới bắt đầu ở giai đoạn phát triển. Xoang sàng có ngay từ khi trẻ ra đời, xoang hàm có khi trẻ khoảng 3 – 4 tuổi, xoang trán và xoang bướm chỉ xuất hiện khi trẻ được 7, 8 tuổi.

2. Những nguyên nhân gây viêm mũi xoang ở trẻ

Viêm mũi xoang ở trẻ nhỏ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó vi khuẩn, vi nấm và vi rút là những nguyên nhân hay gặp nhất. Viêm mũi xoang rất hay gặp ở những bé bị viêm mũi dị ứng, viêm VA, viêm amidan, có bất thường về giải phẫu cấu trúc hốc mũi như vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, quá phát VA vòm…

3. Viêm mũi xoang ở trẻ có những triệu chứng nào?

Viêm mũi xoang có biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà mức độ biểu hiện bệnh ở trẻ có thể khác nhau. Một số triệu chứng bệnh viêm mũi xoang dễ gặp ở trẻ là:

– Sốt nhẹ kéo dài

– Sổ mũi

– Chảy dịch mũi có màu lạ như màu xanh, vàng. Tình trạng này diễn tiến lâu ngày dịch mũi chảy xuống họng gây biến chứng đau họng, ho, hơi thở trẻ có mũi, nôn ọe

– Trẻ hay có những biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, khó chịu, có thể xuất hiện phù nề quanh mắt

– Nhiều trẻ viêm mũi xoang cũng thường có biểu hiện đau nhức tai do biến chứng viêm tai giữa…

Trẻ bị viêm mũi xoang rất dễ khiến cha mẹ nhầm lẫn với viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng… Cha mẹ nên để ý, viêm nhiễm đường hô hấp trên chỉ kéo dài trung bình 5 – 7 ngày trong khi đó triệu chứng viêm mũi xoang kéo dài rất dai dẳng sau đó. Trẻ bị viêm mũi xoang dịch mũi thường có màu, mùi khó chịu trong khi ở trẻ bị viêm mũi dị ứng dịch mũi thường trong suốt, không mùi.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bé bị tay chân miệng tắm lá gì?

Viêm mũi xoang ở trẻ em và những điều cần biết

Chảy dịch mũi là một trong những triệu chứng viêm mũi xoang hay gặp ở trẻ

4. Viêm mũi xoang có nguy hiểm không?

Tuy tỷ lệ viêm mũi xoang ở trẻ ít hơn người lớn nhưng những biến chứng do bệnh gây ra lại rất khó lường. Một số biến chứng viêm mũi xoang trẻ có thể gặp phải bao gồm:

– Biến chứng mắt: viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt, viêm túi lệ, viêm dây thần kinh thị giác hậu nhãn cầu…

– Biến chứng tai: viêm tai giữa ứ dịch, thủng màng nhĩ, điếc

– Biến chứng viêm họng mạn tính, viêm phế quản mạn tính

– Polyp mũi

– Nhức đầu dai dẳng

– Biến chứng nội sọ: viêm màng não, áp xe não, viêm não

– Biến chứng xương: viêm cốt – tủy xương, áp xe dưới cốt mạc xương trán

5. Điều trị viêm mũi xoang hiệu quả ở trẻ bằng cách nào?

5.1 Nguyên tắc điều trị

Để tránh những biến chứng không đáng có, khi trẻ có biểu hiện bệnh, cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám. Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp. Điều trị viêm mũi xoang cho trẻ dựa trên 5 nguyên tắc chính là giảm các triệu chứng, kiểm soát nguyên nhân nhiễm trùng, phòng các yếu tố gây dị ứng, điều trị các bệnh nền như trào ngược dạ dày nếu có và điều trị các bất thường về giải phẫu cấu trúc mũi xoang.

5.2 Phương pháp điều trị

Điều trị có thể bao gồm điều trị thuốc hay phẫu thuật mũi xoang. Điều trị thuốc chủ yếu áp dụng cho trẻ bị viêm mũi xoang cấp tính. Với những trẻ bị viêm mũi xoang mạn tính (triệu chứng kéo dài trên 12 tuần) hoặc thời kỳ tái phát của viêm mũi xoang cấp nhiều hơn 4 – 6 lần/ năm thì bác sĩ có thể cân nhắc đến phẫu thuật.

Chỉ định phẫu thuật được bác sĩ xem xét trong trường hợp:

– Viêm mũi xoang tái phát hơn 6 lần/ năm

– Chảy máu mũi, ngạt mũi, không ngửi được mùi

– Mũi ứ đọng mủ nhầy, mủ chảy xuống sau thành họng

– Trẻ nhức đầu, ù tai, chảy mủ tai

– Trẻ có biến dạng cấu trúc giải phẫu, có polyp, VA phì đại…

Viêm mũi xoang ở trẻ em và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng

Để xử lý viêm mũi xoang, phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám để bác sĩ lên phác đồ điều trị hiệu quả

6. Cách phòng bệnh viêm mũi xoang cho trẻ cha mẹ cần nhớ

Để phòng bệnh viêm mũi xoang cho con trẻ, cha mẹ nên chú ý:

– Đưa trẻ đến viện thăm khám điều trị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng tức thì

– Tránh để trẻ tiếp xúc với những người bị cảm

– Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá

– Nếu không khí quá khô, cha mẹ nên dùng máy tạo độ ẩm không khí đặt trong phòng trẻ…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *