Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt có nguy hiểm không?

Có thể nói, sốt là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số trường hợp trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt. Vậy hiện tượng này có gì khác và có nguy hiểm hay không, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bạn đang đọc: Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt có nguy hiểm không?

1. Vài nét về bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi loại virus khác nhau, trong đó, tác nhân gây bệnh chủ yếu là virus coxsackievirus A1 thường không gây nguy hiểm và người bệnh cũng nhanh khỏi. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là bố mẹ được phép chủ quan bởi có không ít trường hợp trẻ bị tay chân miệng do nhiễm nhóm virus Enterovirus như virus enterovirus 71 (EV71) thì lúc này nguy cơ xảy ra biến chứng là rất cao, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong. Ngoài hai chủng virus kể trên, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie cũng có thể là nguyên nhân phát sinh bệnh.

Tay chân miệng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bởi lúc này hệ thống miễn dịch của các bé còn yếu.

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt có nguy hiểm không?

Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm gây ra bởi nhiều chủng virus khác nhau, trong đó, chủng tiêu biểu nhất có thể kể đến virus coxsackievirus A1

2. Các dấu hiệu đặc trưng của tay chân miệng

Tay chân miệng thường bắt đầu với những dấu hiệu điển hình như sốt, biếng ăn, đau họng và mệt mỏi. Ngoài ra, một số triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ thường bao gồm:

– Tổn thương, đau rát ở răng và ở miệng

– Chảy nước bọt nhiều

– Trẻ lười ăn, bỏ bữa mất cảm giác ngon miệng mỗi khi ăn

– Tiêu chảy nhiều lần trong ngày

Sau giai đoạn khởi phát bệnh khoảng từ 1 đến 2 ngày, khi bước sang giai đoạn toàn phát, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khác như:

– Phát ban dạng phỏng nước ở những vị trí như: Lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông.

– Xuât hiện các bọng nước ở niêm mạc má, lưỡi của trẻ, có đường kính từ 2 đến 3mm, chạm vào dễ vỡ, khi vỡ có thể tạo thành các vết loét khiến trẻ bị đau khi ăn.

– Với trẻ sơ sinh, trên mông của trẻ có thể xuất hiện các mụn lở, rộp da

– Dấu hiệu toàn thân như: Rối loạn tri giác, mê sảng, co giật. Bố mẹ chú ý trong trường hợp này cần đưa trẻ đi nhập viện ngay lập tức, tránh để kéo dài gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, chỉ sau khoảng từ 7 đến 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ có thể hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể của trẻ sẽ trở nên miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu, nếu như chủng virus gây bệnh khác với chủng virus trước đó thì trẻ vẫn có thể bị mắc tay chân miệng nhiều lần.

3. Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt- nguy hiểm hay không?

Mặc dù sốt là biểu hiện đặc trưng nhất của tay chân miệng, tuy nhiên trên thực tế không phải bất cứ trường hợp nào bị tay chân miệng đều có dấu hiệu sốt. Tùy thuộc vào chủng virus gây bệnh mà bé có thể xuất hiện các biểu hiện khác nhau. Nếu như bé chỉ mắc bệnh tay chân miệng không điển hình thì các dấu hiệu có thể không rõ ràng. Cụ thể, bé không sốt cũng không phát ban, thay vào đó chỉ có các vết loét ở miệng hoặc những triệu chứng về thần kinh, hô hấp khác.

Ngoài ra, tay chân miệng có rất nhiều đặc điểm tương đồng với viêm họng hoặc nhiệt miệng gây khó khăn khi phân biệt. Chính vì vậy, nếu như nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay chân miệng thì thay vì chỉ chăm chăm theo dõi xem trẻ có sốt không mà bố mẹ cần kiểm tra cả lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông bé xem có vết loét hay phát ban hay không.

Nhìn chung, bố mẹ không cần lo lắng bởi việc trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt là hoàn toàn bình thường. Thay vào đó, hãy quan sát thật kỹ những biểu hiện khác của con. Cách tốt nhất, để chắc chắn hơn bố mẹ có thể đưa con đi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa. Lúc này, con sẽ được xác định cụ thể nguyên nhân mắc bệnh cũng như phương hướng điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Những biến chứng của cúm A ở trẻ em gây nguy hiểm tới sức khỏe

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt có nguy hiểm không?

Nếu như trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt, bố mẹ có thể kiểm tra các dấu hiệu khác như lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông có vết loét hoặc phát ban không

4. Nên chăm sóc trẻ bị tay chân miệng thế nào?

Hiện nay, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng ngừa. Do đó, trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc nhằm giảm các triệu chứng cho bệnh nhi như Paracetamol hay Ibuprofen. Trong quá trình điều trị, phụ huynh lưu ý cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để đảm bảo trẻ có thể hồi phục tốt. Bên cạnh đó, khi chăm sóc trẻ, phụ huynh cũng nên lưu ý một số điều như:

– Có thể kích thích sự ngon miệng của trẻ bằng việc lựa chọn những thực phẩm có tính mát, chứa nhiều vitamin

– Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch như: Hải sản, lòng đỏ trứng gà, thịt nạc, các loại đậu… để trẻ mau lành vết loét trong miệng

– Bổ sung thêm nước hoặc nước trái cây, rèn luyện cho trẻ thói quen uống nhiều nước

– Cho trẻ uống thêm vitamin hoặc khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ

– Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn cay, nóng và cứng, tốt nhất là nên xay nhuyễn thức ăn, nấu thức ăn mềm và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày để trẻ dễ ăn, dễ hấp thu

– Không sử dụng các loại dụng cụ ăn uống cứng, sắt bởi khi đưa vào miệng sẽ chạm vào các vết loét khiến trẻ đau đớn

– Cho trẻ bú như bình thường, hoặc mẹ cũng có thể tăng số lần vì mỗi cữ bú trẻ bú không được nhiều

Như vậy có thể thấy, trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhưng không sốt không phải là hiện tượng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan bởi có không ít trường hợp, tay chân miệng do virus enterovirus 71 gây ra có thể dẫn tới biến chứng khôn lường. Chính vì vậy, việc chủ động phòng ngừa cũng như điều trị từ sớm ngay thời điểm trẻ mới xuất hiện các dấu hiệu khởi phát là vô cùng quan trọng.

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị vàng da

Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là nơi quy tụ những bác sĩ Nhi đầu ngành có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm

Khoa Nhi- Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám và tiếp nhận các bệnh lý về Tay-Chân-Miệng cũng như các bệnh lý nhi khoa khác được rất nhiều khách hàng tin tưởng, ủng hộ. Tại đây, đích thân các bác sĩ có chuyên môn cao và hơn 30 năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị cho trẻ. Ngoài ra, bệnh viện luôn chú trọng đầu tư trang bị các thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến được nhập khẩu từ nước ngoài nhằm mang đến hiệu quả điều trị cao nhất. Với phương châm: “Thăm khám tận tình – Hạn chế kháng sinh”, khoa Nhi Thu Cúc xứng đáng là địa chỉ khám và điều trị tin cậy của các bậc phụ huynh để “gửi gắm” chăm sóc sức khỏe con yêu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *