Viêm VA ở trẻ có thể nói là hiện tượng vô cùng phổ biến, với tỷ lệ trẻ mắc bệnh lên đến khoảng 30 – 40% trẻ em Việt Nam. Nếu trẻ có biểu hiện viêm VA, cách tốt nhất là cha mẹ không được chủ quan mà hãy đưa con đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm cầu thận, viêm ổ mắt, viêm đường tiêu hóa…
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về Viêm VA ở trẻ
1. Hiểu như thế nào về bệnh viêm VA ở trẻ?
VA là một tổ chức lympho nằm ở vòm họng, là một phần thuộc vòng bạch huyết Waldeyer của vùng họng. VA sinh ra đã có và là tổ chức bình thường của con người, phát triển mạnh ở lứa tuổi trẻ nhỏ và bắt đầu thoái triển từ 5 – 6 tuổi trở đi.
Bình thường, VA chỉ dày chừng khoảng 4 – 5 mm, không gây cản trở đường hô hấp. Tuy nhiên, khi VA bị viêm quá phát sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nói, chức năng nuốt của trẻ.
Vì sao trẻ lại dễ bị viêm VA đến vậy? Viêm VA phổ biến đến mức mà gần như trẻ nào cũng bị mắc ít nhất vài lần. Tổ chức VA rất dễ bị viêm là do bản thân cấu trúc của VA có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển. VA cũng là tổ chức nằm ở vòm mũi họng, là cửa ngõ đường thở của trẻ em nên các yếu tố gây bệnh là vi khuẩn và vi rút cũng rất dễ dàng xâm nhập gây bệnh. Khi trẻ không chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng tốt thì các yếu tố gây bệnh đó lại càng có cơ hội gây hại nhiều hơn.
Viêm VA ở trẻ có thể là tình trạng viêm VA cấp hoặc mạn tính. Viêm VA cấp tính là tình trạng viêm xuất tiết hoặc có mủ ở amidan Lushka ngay từ nhỏ. Viêm VA mạn tính là tình trạng VA quá phát hoặc xơ hóa sau viêm nhiễm cấp tính nhiều lần.
Viêm VA ở trẻ là hiện tượng phổ biến do VA có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển
2. Những triệu chứng viêm VA ở trẻ cha mẹ nên chú ý
Bé bị viêm VA có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy thuộc tình trạng bệnh, thể viêm VA cấp hay mạn tính mà mức độ biểu hiện bệnh ở mỗi trẻ khác nhau có thể khác nhau.
2.1. Biểu hiện cấp tính:
– Trẻ bắt đầu sốt cao đột ngột, có thể lên tới 40 – 41 độ C, thường kèm theo biểu hiện co thắt thanh môn, co giật. Diễn biến này rất nguy hiểm ở trẻ sơ sinh bị viêm VA
– Trẻ có biểu hiện ngạt tắc mũi, trẻ sơ sinh thường bị ngạt mũi hai bên phải thở bằng miệng, trẻ bỏ ăn, bỏ bú. Với trẻ lớn tình trạng ngạt mũi có diễn biến nhẹ hơn nhưng trẻ thường có biểu hiện ngủ ngáy
– Khi thăm khám thấy hốc mũi sau của trẻ đầy mủ nhầy, niêm mạc họng đỏ, màng nhĩ ở tai mất bóng, có thể sờ thấy hạch dưới góc hàm…
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Sốt cao đột ngột là một trong những biểu hiện thường thấy của trẻ bị viêm VA
2.2. Biểu hiện mạn tính:
– Trẻ thường có biểu hiện sốt vặt, chậm phát triển, kém nhanh nhẹn hơn với các bạn cùng lứa tuổi
– Trẻ bị ngạt tắc mũi, thường xuyên phải há miệng để thở
– Mũi thường có biểu hiện viêm, tiết nhầy
– Ngủ ngáy, thường hay bị giật mình, không yên giấc…
– Qua thăm khám kiểm tra bác sĩ có thể phát hiện hốc mũi của con có nhiều mủ nhầy, niêm mạc mũi phù nề, thành sau họng có nhiều khối lympho to bằng hạt đậu, khám tai có thể thấy mãng nhĩ của con sẹo hoặc lõm vào…
3. Trẻ em bị viêm VA cần điều trị như thế nào?
Điều trị viêm VA ở trẻ như thế nào còn tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh của con. Điều trị viêm VA thường tuân theo 2 nguyên tắc chính là đối với trẻ bị viêm VA cấp tính, chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi có nghi ngờ nhiễm khuẩn hay đe dọa biến chứng. Với trẻ bị viêm VA mạn tính, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật nạo VA.
Thực tế, có không ít cha mẹ khi nghe bác sĩ nói về chuyện nạo VA để loại bỏ khối viêm cho con tỏ ra khá e dè. Tuy nhiên, nạo VA không quá phức tạp, nếu được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa giỏi với công nghệ phẫu thuật hiện đại, cha mẹ có thể yên tâm về độ an toàn cũng như hiệu quả điều trị.
Trong số các phương pháp phẫu thuật nạo VA tại thời điểm hiện tại thì phẫu thuật nạo VA bằng dao plasma được đánh giá là phương pháp ưu việt nhất, khắc phục được tất cả những hạn chế của phương pháp nạo cổ điển trước kia, đảm bảo thời gian phẫu thuật nhanh, trẻ ít đau, gần như không chảy máu, hồi phục nhanh chóng sau mổ, không ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như học tập.
Phẫu thuật nạo VA được bác sĩ cân nhắc trong các trường hợp:
– Viêm VA cấp tính tái phát nhiều đợt trong năm, thường trên 5 lần, điều trị nội khoa tích cực không hiệu quả
– VA gây các biến chứng gần, biến chứng xa như viêm tai, viêm đường hô hấp, viêm khớp cấp tính…
– VA quá phát ảnh hưởng đến đường thở của người bệnh
4. Biến chứng nếu không được điều trị đúng
Bản chất viêm VA vốn “hiền lành” nhưng nếu cha mẹ chủ quan, không cho con thăm khám sớm cũng có thể gây những biến chứng khó lường, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của con.
Một số biến chứng viêm VA cha mẹ nên chú ý là:
– Viêm thanh khí phế quản, gây những cơn khó thở đột ngột, nhất là về ban đêm và kèm theo những cơn hen nặng
– Viêm đường tiêu hóa: con có biểu hiện đi ngoài ra nước, đau bụng
– Viêm tai giữa
– Viêm cầu thận cấp
– Viêm ổ mắt
– Viêm VA ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể trẻ: trẻ mệt mỏi, biến ăn, kém nhanh nhẹn…
5. Điều trị viêm VA cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Tự hào là một trong những cơ sở y tế đầu tiên sở hữu kỹ thuật nội soi ống mềm không đau, góc nhìn rộng, hình ảnh rõ nét, giúp tiếp cận bệnh nhanh chóng, chẩn đoán chính xác, Khoa Nhi -Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trở thành địa chỉ khám và điều trị viêm VA an toàn và hiệu quả cho trẻ bằng cả phương pháp nội khoa và ngoại khoa.
– Phương pháp nội khoa: Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp, tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
– Phương pháp ngoại khoa: Ứng dụng thành công công nghệ plasma plus giúp nạo VA không đau, không chảy máu, không biến chứng, bé xuất viện sau 24 giờ.
>>>>>Xem thêm: Cách điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 ở trẻ nhỏ?
Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trở thành địa chỉ khám và điều trị viêm VA an toàn và hiệu quả cho trẻ.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về bệnh viêm VA ở trẻ. Để đăng kí khám điều trị viêm VA ở trẻ hoặc tìm hiểu thông tin chi tiết, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.