Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp, bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tích cực có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ cách nhận biết và xử lý bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ hiệu quả, đúng cách.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách nhận biết và xử lý viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
1. Tìm hiểu về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
1.1 Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
– Viêm tiểu phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
– Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ thường bắt đầu bằng triệu chứng sổ mũi.
– Sau đó, trẻ có thể sốt cao, bỏ bú, toàn thân tím tái, có dấu hiệu thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng.
– Khi trẻ bị viêm tiểu phế quản, thường không có các dấu hiệu đặc trưng bởi các triệu chứng của bệnh thường khá giống với các bệnh viêm đường hô hấp khác. Tuy nhiên, các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ nhận biết được trẻ có mắc bệnh viêm tiểu phế quản không thông qua thăm khám.
– Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh thường là: Trẻ ho, có thể có đờm hoặc không đờm; trẻ có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ, sốt cơn hoặc liên tục, thậm chí là có những trẻ không bị sốt; trẻ bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi; đờm tiết ra nhiều, có màu xanh, vàng hay trắng; trẻ thở khò khè, thở nhanh; trẻ biếng ăn…
1.2 Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh do những nguyên nhân nào gây ra?
– Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ chủ yếu là do virus gây ra. Các virus hay gặp bao gồm: Adenovirus, Coronavirus, Virus cúm A, B; Metapneumovirus, RSV, rhinovirus… Bên cạnh đó, còn có các vi khuẩn hiếm gặp hơn như: Ho gà, chlamydia pneumonia, Mycoplasma pneumonia…
– Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ thường lây qua đường hô hấp thông qua các giọt dịch tiết nước mũi, nước miếng, đờm… mà trẻ bệnh thải ra, trẻ nhỏ khác hít vào hoặc chạm vào rồi đưa lên miệng mũi.
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp, bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tích cực có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.
2.Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ cần điều trị như thế nào?
2. 1 Phương pháp điều trị viêm tiểu phế quản tại nhà
– Nếu trẻ sốt cao từ 38.5 độ C trở lên, cha mẹ cần phải hạ sốt cho trẻ để tránh các biến chứng có thể gặp. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể kết hợp lau người bằng nước ấm để giúp trẻ dễ chịu và thoải mái hơn.
– Trẻ sơ sinh ho là một phản xạ có lợi để giúp cơ thể tống đờm, vi khuẩn ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý, khi trẻ ho nhiều dẫn sẽ đến nôn ói, mất ngủ… cha mẹ có thể áp dụng một số cách an toàn như: massage gan bàn chân cho trẻ….
– Nếu trẻ phải dùng thuốc thì nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược, tuy nhiên cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường trẻ chỉ ho nhiều trong tuần đầu sau đó sẽ giảm dần và tự khỏi.
– Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ nguyên nhân chính là do virus gây ra, do đó việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh là không cần thiết và không hiệu quả.
2.2 Khi nào trẻ bị viêm tiểu phế quản cần nhập viện
Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu nặng dưới đây, cha mẹ cần cho trẻ đi nhập viện gấp để được điều trị và xử lý kịp thời:
– Trẻ bị khó thở, bú kém, tím tái.
– Trẻ nôn mửa liên tục.
– Trẻ thở khò khè, nhịp thở ngắn, nhanh.
– Trẻ thở nặng nhọc, quan sát thấy xương sườn rút vào bên trong khi trẻ sơ sinh hít vào
– Trẻ có biểu hiện chậm chạp hoặc thờ ơ, kém linh hoạt.
– Trẻ bỏ bú.
– Da của trẻ xanh xao, đặc biệt là môi và móng tay.
Tìm hiểu thêm: Thở khó, thở nặng nề ở trẻ em nguyên nhân và triệu chứng
Nếu trẻ sốt cao từ 38.5 độ C trở lên, cha mẹ cần phải hạ sốt cho trẻ để tránh các biến chứng có thể gặp.
3. Những biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản?
– Chú ý làm ẩm không khí: Trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu không khí trong phòng trẻ bị khô, cha mẹ có thể sử dụng máy làm ẩm hoặc máy phun sương để giúp làm ẩm không khí và giảm tình trạng nghẹt mũi và ho.
– Lưu ý khi bế trẻ cần giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng giúp thở dễ dàng hơn.
– Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi để giảm nghẹt mũi cho trẻ. Đây là biện pháp hiệu quả, an toàn và không gây dị ứng, ngay cả đối với trẻ sơ sinh.
– Đảm bảo môi trường lành mạnh, sạch sẽ không khói thuốc lá bởi khói thuốc lá có thể làm tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm các triệu chứng nhiễm trùng.
>>>>>Xem thêm: Lưu ý dùng thuốc bôi cho em bé bị tay chân miệng
cha mẹ cần lưu ý, khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra với trẻ.
Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, hy vọng các bậc phụ huynh đã có thể bỏ túi cho mình được những kiến thức bổ ích về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ để từ đó có phương pháp xử lý đúng cách. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý, khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra với trẻ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.