Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả khi trẻ hay bị nôn sau khi ăn

Trẻ hay bị nôn trớ khi đang ăn hoặc sau khi ăn xong là triệu chứng thường gặp ở phần lớn các bé. Đa số những trường hợp nôn trớ này đều là lành tính và có thể tự khỏi khi lớn lên. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện cảnh báo trẻ đang mắc phải căn bệnh nguy hiểm nào đó. Do đó, bố mẹ phải nắm rõ nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả khi con hay bị nôn trớ.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả khi trẻ hay bị nôn sau khi ăn

1. Nguyên nhân khiến trẻ hay bị nôn trớ sau khi ăn

1.1. Bố mẹ chăm sóc và cho con ăn uống chưa đúng cách

– Bố mẹ cho con uống nhiều sữa, ăn quá nhiều thức ăn, ép ăn quá ngưỡng, cho bé bú quá no sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ khi ăn hoặc sau khi ăn.

– Cho con bú không đúng tư thế hoặc bú bình chưa đúng cách sẽ khiến trẻ nuốt phải nhiều khí vào trong dạ dày, gây ra chứng nôn trớ sau khi ăn.

– Khi con vừa ăn no, bố mẹ đã đặt trẻ vào tư thế nằm, quấn tã chặt, băng rốn quá chặt, ép trẻ ngủ sẽ khiến bé bị nôn trớ, khó thở.

1.2. Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ sau khi ăn xuất phát từ bệnh lý

Trẻ ăn xong hay bị nôn có thể là do con đã mắc phải những bệnh lý sau đây:

– Một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm phổi, viêm họng, viêm màng não, viêm dạ dày, các vấn đề về não, thần kinh,… Nếu trẻ mắc phải những căn bệnh này, con có thể xuất hiện những triệu chứng khác như ho, chảy nước mũi, sốt hoặc không. Khi trẻ bị bệnh, con thường cảm thấy mệt mỏi và chán ăn, khó thở,… Do đó, bé hay bị nôn trớ sau khi ăn.

– Con mắc một số bệnh ngoại khoa nghiêm trọng như tắc ruột, lồng ruột, khiến bé hay bị nôn trớ sau khi ăn. Ngoài ra, con còn có thể đi ngoài ra máu, đau bụng quằn quại không rõ nguyên nhân, bụng căng trướng,…

Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả khi trẻ hay bị nôn sau khi ăn

Nôn trớ sau khi ăn là tình trạng nhiều trẻ em gặp phải

2. Cách hạn chế nguy cơ trẻ ăn hay bị nôn trớ

Triệu chứng bị nôn trớ sau khi ăn ở trẻ em thường xuất hiện sớm và lượng dịch nôn hầu như rất ít, chủ yếu là thức ăn. Tuy nhiên, các bé vẫn có thể sinh hoạt bình thường và không ảnh hưởng tới tình trạng cơ thể. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ trẻ hay bị nôn trớ sau khi ăn, bố mẹ nên điều chỉnh lại cách cho con ăn như sau:

– Không được ép con ăn quá nhiều và cho trẻ ăn quá nhanh. Vì điều này sẽ dễ khiến bé cảm thấy sợ hãi mỗi khi nhìn thấy thức ăn.

– Khi cho con ăn một loại thức ăn mới, bố mẹ nên cho bé ăn dần dần từ ít đến nhiều, từ dạng lỏng đến đặc.

– Không nên cho con ăn quá nhiều trong một bữa ăn và phải chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

– Với những trẻ còn đang bú sữa mẹ, sau mỗi cữ sữa, mẹ nên bế con khoảng 10 – 15 phút rồi mới đặt bé nằm.

– Với những trẻ bú sữa công thức, bố mẹ nên đổ sữa ngập tới phần núm vú bình để hạn chế con nuốt nhiều không khí vào trong dạ dày.

– Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể cho con dùng loại thuốc chống nôn phù hợp theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ: nguyên nhân, triệu chứng

Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả khi trẻ hay bị nôn sau khi ăn

Bố mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn cho con để hạn chế tình trạng nôn trớ ơ trẻ

3. Cách xử trí hiệu quả khi trẻ hay bị nôn trớ sau khi ăn

Bé hay bị nôn trớ sau khi ăn và đi tiêu lỏng có nghĩa là cơ thể con sẽ mất đi một lượng nước khá lớn. Vì vậy, điều quan trọng nhất bố mẹ cần làm lúc này là phải nhanh chóng bổ sung nước cho con để giúp cơ thể trẻ không bị rối loạn điện giải. Cách xử trí tốt nhất tại nhà là bố mẹ có thể cho con uống nước đun sôi để nguội, nước trái cây loãng hoặc dung dịch Oresol. Với những trẻ sơ sinh còn đang bú sữa mẹ, mẹ nên cho con bú nhiều cữ sữa hơn.

Khi trẻ đã nôn nhiều, bố mẹ không nên cố gắng cho con uống tiếp mà phải đặc biệt lưu ý những điều sau:

– Tư thế bé khi nôn: Nên để con nằm nghiêng hoặc đỡ trẻ ngồi dậy để tránh dịch nôn tràn vào khí quản phổi, gây ngừng thở.

– Chờ đến khi bé bớt nôn trớ, bố mẹ nên cho con uống Oresol hoặc một lượng nước nhỏ đã đun sun để nguội. Khi bé bị mất nước nhiều sẽ cảm thấy rất khát nên khi uống nước, con thường sẽ uống một hơi rất nhiều rồi nôn thốc tháo ra ngoài. Do đó, bố mẹ phải sử dụng muỗng nhỏ cho con uống từng ngụm một.

Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả khi trẻ hay bị nôn sau khi ăn

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Trẻ còi xương nên uống sữa gì

Bố mẹ nên đưa trẻ hay bị nôn trớ đi khám bác sĩ để tìm được hướng xử trí phù hợp nhất

Tóm lại, những nguyên nhân khiến trẻ hay bị nôn trớ sau khi ăn rất đa dạng. Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này, bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ ngay sau khi đã xử trí ổn thỏa tại nhà. Ngoài ra, bố mẹ cũng phải đảm bảo bù đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể của con. Bởi vì nôn trớ sau khi ăn có thể khiến cơ thể trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *