Bé C.K.N (7 tuổi), nhập viện trong tình trạng sốt cao (39,5 độ), trên cơ thể bắt đầu phát ban. Do bé có bệnh nền viêm cầu thận tiểu máu nên quá trình điều trị sốt xuất huyết diễn ra phức tạp hơn, đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ của Khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc phải sát sao hơn, cẩn thận hơn.
Bạn đang đọc: Điều trị sốt xuất huyết cho bé 7 tuổi bị viêm cầu thận
1. Nhanh chóng chẩn đoán bệnh
Mẹ bé C.K.N chia sẻ rằng gia đình bé đang ở khu vực quận Cầu Giấy, nơi có dịch sốt xuất huyết diễn ra rất nghiêm trọng. Do đó, ngay sau khi nắm được thông tin cùng những triệu chứng của bé C.K.N, các bác sĩ của Khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã chỉ định bé đi làm các xét nghiệm cần thiết như: Công thức máu, chức năng gan, kháng nguyên và kháng thể Dengue.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bé C.K.N bị hạ canxi máu, giảm bạch cầu và tiểu cầu, tăng nhẹ men gan, đặc biệt là dương tính với cả kháng nguyên và kháng thể Dengue. Hơn nữa, bé C.K.N còn có bệnh nền là viêm cầu thận. Vì thế, các bác sĩ của Khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã nhanh chóng xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Mẹ bé C.K.N chia sẻ rằng gia đình bé đang ở khu vực quận Cầu Giấy, nơi có dịch sốt xuất huyết diễn ra rất nghiêm trọng.
2. Quá trình điều trị sốt xuất huyết cho bé C.K.N
Chia sẻ với chúng tôi, bác sĩ Mai Hoa cho biết: “Khi sốt cao, việc hạ sốt để tránh co giật là điều quan trọng nhất. Khác với những chứng bệnh cảm sốt thông thường, khi hạ sốt cho trẻ sốt xuất huyết cần chọn đúng loại thuốc hạ sốt phù hợp. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc hạ sốt chứa Aspirin, Ibuprofen vì các thuốc này làm tăng nguy cơ gây xuất huyết. Bên cạnh đó, sốt cao cũng làm cho trẻ bị mất nước. Do đó, bên cạnh việc truyền dịch, mẹ nên cho con uống nước lọc, nước canh, nước ép quả…”
Tuy nhiên, với trường hợp của bé C.K.N, việc điều trị sốt xuất huyết khi bé đang bị viêm cầu thận thể tiểu máu đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng. Bởi lẽ, nguyên tắc quan trọng nhất trong chăm sóc bệnh nhân viêm cầu thận là làm sao để giảm gánh nặng cho thận.
Vì vậy, phác đồ điều trị dành riêng cho bé C.K.N ra đời, đảm bảo điều trị hiệu quả sốt xuất huyết mà không gây ảnh hưởng đến bệnh nền:
– Đo và theo dõi huyết áp thường xuyên;
– 3 ngày đầu tiên: Truyền dịch, dùng thuốc hạ sốt, thuốc hạ men gan, tăng calci máu, đồng thời bổ sung các loại vitamin tổng hợp để mau chóng hạ sốt và bù nước cho bé;
– Các ngày tiếp theo: Xét nghiệm máu hằng ngày và hạn chế truyền dịch để tránh biến chứng tràn dịch;
Nhờ có phác đồ phù hợp, cùng sự theo dõi sát sao của các bác sĩ và sự chăm sóc tận tình, chu đáo của đội ngũ điều dưỡng, bé C.K.N đã hồi phục nhanh chóng. Chỉ sau 5 ngày, bé đã cắt sốt, kết quả xét nghiệm cho thấy các chỉ số đã ổn định, đặc biệt là tiểu cầu đã tăng về mức bình thường. Đến ngày thứ 6, bé cắt sốt hoàn toàn trong 24 giờ, ăn uống ngon miệng, đùa nghịch nhiều hơn nên được xuất viện.
Nhờ có phác đồ phù hợp, cùng sự theo dõi sát sao của các bác sĩ và sự chăm sóc tận tình, chu đáo của đội ngũ điều dưỡng, bé C.K.N đã hồi phục nhanh chóng.
3. Cảnh báo dịch sốt xuất huyết, mẹ chớ chủ quan
So với các dạng cảm sốt, sốt virus…, sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu có những biểu hiện khá giống như:
– Sốt cao đột ngột, liên tục, có thể có cơn rét run;
– Chán ăn, nôn trớ hoặc buồn nôn;
– Nhức đầu, đau mỏi cơ bắp, nhức hai hố mắt;
Nhiều trường hợp phải đến ngày thứ 4 sau khi phát bệnh, trẻ mới có biểu hiện da xung huyết, có thể có chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam…
Do đó, nhiều phụ huynh dễ nhầm lẫn và chủ quan, khiến bệnh để lâu, dễ dẫn đến nhiều biến chứng như: Suy gan, suy thận; Chảy máu võng mạc, xuất huyết não, xuất huyết nội tạng; Đe dọa tính mạng trẻ.
Hơn nữa, hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết nên các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là:
– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách giữ gìn vệ sinh nguồn nước và không gian sống, loại bỏ các dụng cụ có thể chứa nước tù đọng;
– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Có thể nói, sốt xuất huyết gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là những trẻ có bệnh nền như bé C.K.N. Vì vậy, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời ngay khi nhận thấy các triệu chứng.
Tìm hiểu thêm: Chuyên gia giải đáp: Bệnh tay chân miệng có lây không?
Có thể nói, sốt xuất huyết gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là những trẻ có bệnh nền như bé C.K.N.
4. Địa chỉ thăm khám và điều trị sốt xuất huyết uy tín, an toàn và hiệu quả
Từ lâu, hàng ngàn phụ huynh luôn tin tưởng và lựa chọn Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý cho trẻ, trong đó có bệnh sốt xuất huyết. Bởi lẽ, Khoa Nhi của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI có rất nhiều ưu điểm vượt trội:
– Khám và điều trị nội trú, ngoại trú các bệnh lý thường gặp ở trẻ em
– Đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng khoa Nhi giàu kinh nghiệm và chu đáo với bệnh nhi.
– Phương châm điều trị “Hạn chế kháng sinh”, đặt sức khoẻ của trẻ lên hàng đầu
– Phòng lưu viện tiện nghi, chăm sóc 24/24, san sẻ nỗi lo cùng ba mẹ
– Được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài.
– Thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch, bảo đảm an toàn khi thăm khám và điều trị
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để trị cảm cúm ở trẻ nhỏ
Từ lâu, hàng ngàn phụ huynh luôn tin tưởng và lựa chọn Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý cho trẻ, trong đó có bệnh sốt xuất huyết.
Để được tư vấn chi tiết và giải đáp nhanh chóng mọi thắc mắc, các bậc phụ huynh vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.