Cơ thể được phục hồi, nhịp tim và huyết động ổn định, đi tiểu nhiều, cảm giác khát nước và thèm ăn, ăn ngon… là những tín hiệu cho thấy bệnh nhân sốt xuất huyết đã đủ điều kiện xuất viện. Đây cũng là những dấu hiệu của bé N.M.U (10 tuổi) sau 48 giờ điều trị sốt xuất huyết tại Khoa Nhi của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.
Bạn đang đọc: “Giải quyết” nhanh gọn biến chứng của sốt xuất huyết chỉ sau 48 giờ
1. Nhập viện khi sốt xuất huyết ở giai đoạn nguy hiểm
Sốt cao 6 ngày không thuyên giảm, bé N.M.U (10 tuổi) được mẹ cho nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, phát ban toàn thân. Với những triệu chứng điển hình trên, các bác sĩ của Khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc chỉ định bé N.M.U thực hiện các xét nghiệm thường quy và cao cấp. Kết quả xét nghiệm như sau:
– Xét nghiệm công thức máu cho thấy canxi máu, bạch cầu và tiểu cầu giảm;
– Xét nghiệm chức năng gan cho thấy men gan tăng nhẹ;
– Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể Dengue đều dương tính;
– Xét nghiệm điện giải đồ cho thấy các chỉ số đều giảm;
Với kết quả xét nghiệm trên, bé N.M.U được xác định là sốt xuất huyết có biến chứng nhẹ, cần nhập viện để được theo dõi và điều trị.
Với những triệu chứng điển hình trên, các bác sĩ của Khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc chỉ định bé N.M.U thực hiện các xét nghiệm thường quy và cao cấp.
2. Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết
Bác sĩ Trang của Khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết: “Sốt xuất huyết ở trẻ là bệnh có biểu hiện rất phức tạp. Bệnh nhân thường phải trải qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn bệnh lại có những biểu hiện khác nhau.”
2.1. Giai đoạn sốt
Giai đoạn đầu tiên này thường diễn ra trong khoảng 3 – 4 ngày với triệu chứng sốt cao đột ngột, liên tục. Trẻ nhỏ thì quấy khóc, bỏ bú, trẻ lớn thì nhức mỏi các cơ, chán ăn, buồn nôn, thậm chí là xuất hiện sung huyết hoặc chảy máu chân răng, chảy máu cam…
Giai đoạn này rất khó nhận biết bệnh khiến mẹ thường nhầm lẫn với cảm sốt thông thường. Nếu thực hiện xét nghiệm máu ở giai đoạn này cũng không phản ánh được bệnh vì dung tích hồng cầu (Hematocrit) và số lượng tiểu cầu đều ở mức bình thường hoặc thay đổi không đáng kể.
Giai đoạn đầu tiên của sốt xuất huyết thường diễn ra trong khoảng 3 – 4 ngày với triệu chứng sốt cao đột ngột, liên tục.
2.2. Giai đoạn nguy hiểm
Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 kể từ khi phát bệnh, trẻ thường đã cắt sốt hoặc hạ sốt nên càng khiến cha mẹ chủ quan. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn trẻ bị thoát huyết tương. Vì lượng huyết tương trong máu thoát ra ồ ạt gây chướng bụng, tràn dịch màng phổi, phù nề gan… và có nguy cơ gây tử vong. Do đó, giai đoạn này được coi là giai đoạn nguy hiểm nhất đối với trẻ.
Nếu thực hiện xét nghiệm trong giai đoạn này, kết quả sẽ cho thấy lượng tiểu cầu trong máu giảm mạnh chỉ còn dưới 100.000/mm3. Nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể bị rối loạn đông máu, vô cùng nguy kịch.
Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 kể từ khi phát bệnh, trẻ thường đã cắt sốt hoặc hạ sốt nên càng khiến cha mẹ chủ quan.
2.3. Giai đoạn phục hồi
2 – 3 ngày sau giai đoạn nguy hiểm, trẻ sẽ bước sang giai đoạn phục hồi. Ở giai đoạn này, tình trạng sức khỏe của trẻ được cải thiện rõ rệt: trẻ hết sốt, biểu hiện thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và đi tiểu nhiều hơn. Đặc biệt, khi xét nghiệm máu, lượng bạch cầu tăng lên nhanh, số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường.
3. Bệnh nhân phục hồi chỉ sau 48 giờ điều trị tích cực
Bé N.M.U được mẹ cho nhập viện sau 6 ngày sốt cao nên được xếp vào giai đoạn nguy hiểm. Ở giai đoạn này, bé không còn sốt nhưng Virus Dengue đã khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu đi rất nhiều. Dựa vào các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ đã xây dựng phác đồ điều trị cho bé N.M.U như sau: Truyền dịch bù điện giải, dùng thuốc hạ men gan và bổ sung canxi.
Với phác đồ điều trị khoa học, phù hợp, cùng với sự chăm sóc tận tình của đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tại Khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, bé N.M.U đã được xuất viện chỉ sau 48 giờ với những tín hiệu đáng mừng.
“Khi biết con gái đang ở giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết, tôi rất lo lắng. Hơn nữa, do diễn biến dịch covid ngày càng phức tạp nên chỉ có hai mẹ con trong viện với nhau. May sao có các bác sĩ và các cô điều dưỡng của Thu Cúc chăm sóc tận tình, thường xuyên quan tâm, hỏi han và động viên nên chỉ sau 2 ngày, con gái tôi đã hồi phục. Con đi tiểu nhiều hơn, nhịp tim và huyết động ổn định, có cảm giác khát nước, thèm ăn và ăn uống rất ngon miệng, kết quả xét nghiệm cũng cho thấy các chỉ số đã trở về mức bình thường. Hai mẹ con rất vui mừng và biết ơn đội ngũ bác sĩ của Khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.” – Mẹ của bé N.M.U chia sẻ.
Tìm hiểu thêm: Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em và cách khắc phục
Với phác đồ điều trị khoa học, phù hợp, cùng với sự chăm sóc tận tình của đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tại Khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, bé N.M.U đã được xuất viện chỉ sau 48 giờ với những tín hiệu đáng mừng.
4. Phòng bệnh càng sớm càng ngăn ngừa được những biến chứng nghiêm trọng
Khi người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết, biến chứng thường gặp là giảm tiểu cầu (chảy máu) còn với trẻ nhỏ biến chứng thường gặp là tình trạng bị sốc, thậm chí là tái sốc. Vì bị sốc nên trẻ có nguy cơ bị suy nội tạng dẫn tới tử vong. Do đó, sốt xuất huyết ở trẻ em thường nặng hơn sốt xuất huyết ở người lớn.
Đặc biệt, cha mẹ tuyệt đối không chủ quan khi thấy bất cứ triệu chứng nào của bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ nên chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng như những biến chứng nghiêm trọng.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus mang Dengue có trong muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti). Bệnh có khả năng lây truyền từ người này qua người khác qua vật trung gian là muỗi vằn.
Vì vậy, để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất, cần thực hiện các biện pháp sau:
– Vệ sinh sạch sẽ, thoáng đãng nơi ở, môi trường sống, sinh hoạt
– Thu gom, tiêu hủy những vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà
– Không tích trữ nước trong nhà, đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
– Phát quang bụi rậm quanh nhà, ngoài vườn
– Xử lý nguồn nước, khơi thông cống rãnh xung quanh nhà
– Ngủ màn để tránh bị muỗi đốt
– Đốt nhang muỗi, dùng vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi để tiêu diệt muỗi vằn
– Sử dụng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi ở vị trí các ô thoáng, cửa sổ, cửa ra vào
– Sử dụng thuốc bôi ngoài da, mặc quần áo dài tay để tránh muỗi đốt
– Người mắc bệnh sốt xuất huyết cần được nằm ngủ trong màn, tránh muỗi đốt lây bệnh sang người khác
Phòng bệnh càng sớm càng ngăn ngừa được những biến chứng nghiêm trọng.
5. Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI: Địa chỉ uy tín về thăm khám và điều trị các bệnh Nhi khoa
Với đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, chu đáo và tận tình, cùng sự hỗ trợ đắc lực từ hệ thống trang thiết bị tân tiến, Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã trở thành địa chỉ được hàng ngàn bố mẹ lựa chọn để thăm khám và điều trị nội trú, ngoại trú các bệnh lý thường gặp ở trẻ em.
Theo đuổi phương châm “Đặt sức khoẻ của trẻ lên hàng đầu”, chúng tôi luôn cân nhắc trong từng phương án điều trị, hạn chế kháng sinh đến mức tối đa. Đồng thời, với hệ thống phòng lưu viện hiện đại, đầy đủ tiện nghi cùng chế độ hỗ trợ chăm sóc 24/24 giúp bé mau phục hồi, mẹ bớt lo âu.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Thủy đậu có ngứa không?
Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã trở thành địa chỉ được hàng ngàn bố mẹ lựa chọn để thăm khám và điều trị nội trú, ngoại trú các bệnh lý thường gặp ở trẻ em.
Để được tư vấn chi tiết và giải đáp nhanh chóng mọi thắc mắc, các bậc phụ huynh vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.