Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em cần xử trí như thế nào?

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là căn bệnh thường gặp, đặc biệt, đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ. Ngoài ra, nếu như không được xử lý kịp thời, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác. Vậy trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp thì bố mẹ cần xử trí thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em cần xử trí như thế nào?

1. Biểu hiện đặc trưng của bệnh tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi tiêu phân lỏng bất thường hoặc phân toàn nước tối thiểu 3 lần/ngày. Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ bú mẹ, việc đi tiêu phân lợn cợn nhiều lần trong ngày vẫn được tính là bình thường. Do đó, để xác định trẻ có bị tiêu chảy hay không thì bố mẹ phải dựa vào sự thay đổi của tính chất phân hơn là số lần đi tiêu trong ngày. Trường hợp tiêu chảy kéo dài không quá 14 ngày gọi là tiêu chảy cấp. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, với các biểu hiện đặc trưng là: Tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải…

Ở trẻ em, tùy vào từng độ tuổi, trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:

– Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt là với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì tần suất đi tiêu ở mức khá nhiều, thường rơi vào khoảng từ 3 đến 10 lần/ngày, hoặc thậm chí có thể nhiều hơn. Về tính chất phân, phân của trẻ có thể sệt, lỏng, thường là màu vàng, xanh hoặc màu nâu. Ở trẻ dưới 1 tuổi, tiêu chảy được định nghĩa là hiện tượng khi trẻ đi tiêu gấp đôi số lần đi tiêu bình thường.

– Trẻ bú sữa mẹ phân thường có nhiều nước hơn so với trẻ uống sữa ngoài, ngoài ra số lượng phân cũng nhiều hơn. Khi bị tiêu chảy cấp, phân trẻ sẽ trở nên lỏng hơn, phân có nước và mùi rất hôi tanh.

– Với trẻ hơn 1 tuổi trở lên, thông thường có khoảng từ 1 đến 2 lần đi tiêu một ngày, ở trường hợp trẻ đi tiêu nhiều hơn 3 lần/ngày và phân lỏng nhiều nước.

Bên cạnh sự thay đổi về số lần đi tiêu cũng như tính chất phân, bố mẹ cũng có thể xác định tình trạng tiêu chay của trẻ thông qua những biểu hiện như:

– Trẻ có các dấu hiệu mất nước như là: Khô môi, mắt trũng, hay khát, quấy khóc, khó chịu trong người… Nghiêm trọng hơn, tình trạng mất nước kéo dài có thể khiến cho trẻ bị sụt cân và bị suy dinh dưỡng.

– Trẻ thường cảm thấy buồn nôn, nôn nhiều và đau bụng. Nôn ói cũng được xem là hiểu biện đầu tiên, đầu tiên trẻ có thể nôn nhiều, sau đó mới đến hiện tượng tiêu chảy

– Ở trường hợp tiêu chảy cấp nặng, trẻ có thể xuất hiện một số dấu hiệu khó thở, thở gấp, rối loạn nhịp tim… thì cần được đưa tới bệnh viện ngay để có thể kịp thời xử lý

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em cần xử trí như thế nào?

Tiêu chảy cấp là tình trạng tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần

2. “Điểm mặt” thủ phạm gây tiêu chảy cấp ở trẻ

Tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em đó là do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, việc tự ý sử dụng kháng sinh hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa hấp thu ở ruột cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ em như sau:

– Trẻ ở độ tuổi ăn dặm phải làm quen với nguồn dinh dưỡng mới

– Trẻ suy dinh dưỡng hoặc suy giảm miễn dịch có tỷ lệ bị tiêu chảy cấp cao hơn so với trẻ khác

– Trẻ có những thói quen không tốt như bú bình, ăn dặm không đúng cách

– Bố mẹ sử dụng nước ô nhiễm hoặc chế biến thực phẩm mất vệ sinh, không đảm bảo

– Do khí hậu đặc trưng của nước ta khiến Rotavirus – loại virus gây tiêu chảy dễ phát triển khiến trẻ có nguy cơ bị tiêu chảy cấp cao hơn.

3. Tiêu chảy cấp ở trẻ cần xử trí như thế nào?

Bố mẹ lưu ý, kể cả khi trẻ bị tiêu chảy cấp ở mức độ nhẹ, bố mẹ cũng không nên tự ý điều trị mà cần đưa trẻ đi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi khi phát hiện biểu hiện tiêu chảy cấp thì cần được đưa đến bệnh viện ngay vì ở độ tuổi này, trẻ rất dễ bị mất nước đồng thời các triệu chứng cũng dễ tiến triển nặng hơn.

Trẻ khi đi ngoài phân lỏng, nhiều nước nên rất dễ bị mất nước, khi cơ thể thiếu nước có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề, nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, khi trẻ bị tiêu chảy thì đường ruột vẫn có thể hấp thu nước được, do đó nguyên tắc đầu tiên của việc điều trị tiêu chảy đó là cần bù nước.

3.1. Bù nước là biện pháp cần thực hiện đầu tiên khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Pha dung dịch bù nước sẽ giúp trẻ mau hồi phục đồng thời giảm thiểu tình trạng mất nước và sụt cân. Một số dung dịch bù nước thông dụng có thể kể đến dung dịch Oresol (ORS), ORD dạng pha sẵn, gói hoặc viên. Bố mẹ cần pha đúng theo hướng dẫn trên bao bì, ngoài ra nếu dung dịch bù nước để quá 24h mà chưa uống thì cần bỏ đi.

Trường hợp số lần tiêu chảy không nhiều, chỉ từ 2 đến 3 lần/ngày, nếu trẻ không uống được dung dịch bù nước ORS thì bố mẹ có thể thay thế bằng nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây. Một số trẻ khi tiêu chảy có thể nôn nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức cẩn thận, chỉ cho trẻ uống từng ít một, không vội vàng.

Nếu trẻ có biểu hiện nôn nhiều thì đợi hơn 10 phút sau mới tiếp tục cho uống, uống chậm hơn và mỗi thìa cách nhau khoảng 2-3 phút. Sau khi được bù đủ nước, trẻ sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi trở nên tươi tắn hơn. Tuy nhiên bố mẹ vẫn chưa nên dừng việc bù nước cho trẻ ngay lập tức nếu thấy tình trạng tiêu chảy cấp đã được cải thiện. Chỉ dừng bù nước khi trẻ đi tiêu phân sệt và số lần đi tiêu trong ngày giảm xuống dưới 3 lần.

Tìm hiểu thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ em và những điều cha mẹ cần lưu ý?

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em cần xử trí như thế nào?

Bù nước là nguyên tắc quan trọng khi điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

3.2. Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ

Trẻ bị tiêu chảy cấp thường rất dễ bị sụt cân. Để trẻ không bị sụt cân, bố mẹ cần xây dựng và duy trì một chế độ ăn thích hợp. Thức ăn cũng cần mềm và lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn tối thiểu là 2 giờ.

– Với trẻ dưới 6 tháng tuổi còn đang bú sữa mẹ

Vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường bởi sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Nếu trẻ đang bú sữa công thức, mẹ lưu ý vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường, trong trường hợp nếu như bé bị tiêu chảy do rotavirus có hiện tượng kém dung nạp với đường lactose trong sữa, mẹ nên thay thế sử dụng các loại sữa không có lactose theo chỉ định của bác sĩ.

– Với trẻ lớn hơn

Cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không nên bắt trẻ nhịn ăn hoặc kiêng khem. Lưu ý thức ăn cần nấu chín, ăn ngay sau khi nấu xong để đảm bảo vệ sinh. Bố mẹ nên tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm nhiều đường hoặc có lượng đạm nhiều, các thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ hoặc khó tiêu hóa.

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em cần xử trí như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Hiểu đúng về dị ứng ở trẻ em để xử trí đúng cách

Khoa Nhi-Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cung cấp đa dạng khám và điều trị các bệnh lý cho trẻ nhỏ

Hi vọng qua bài viết trên, bố mẹ đã nắm được những kiến thức hữu ích về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em để qua đó có thể phát hiện và điều trị kịp thời nếu trẻ mắc bệnh. Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ tiếp nhận thăm khám và điều trị các bệnh lý của trẻ nhỏ tin cậy. Tại đây đích thân các bác sĩ Nhi khoa đầu ngành với hơn 30 năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị cho con. Bên cạnh đó, với phương châm “Thăm khám tận tình – Hạn chế kháng sinh”, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị an toàn, phù hợp nhất không chỉ mang hiệu quả chữa bệnh cao mà còn đảm bảo sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ không bị ảnh hưởng do những tác dụng phụ của kháng sinh. Chính vì vậy, bố mẹ có thể hoàn toàn an tâm khi con được chăm sóc sức khỏe tại Thu Cúc TCI.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *