Bệnh tay chân miệng trẻ em có nguy hiểm không?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, với biểu hiện đặc trưng là tổn thương ở da gây nhiều phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày ở trẻ. Đặc biệt, tay chân miệng trẻ em có tốc độ lây lan vô cùng nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh rơi vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 hoặc từ tháng 8 đến tháng 9 hàng năm.

Bạn đang đọc: Bệnh tay chân miệng trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tay chân miệng có thể tiến triển nặng gây nguy hiểm cho trẻ.

1. Thông tin khái quát về bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, lây truyền từ người sang người và lây chủ yếu qua đường tiêu hóa. Nguồn lây nhiễm thường là từ nước bọt, hoặc phân của trẻ của nhiễm bệnh. Trong đó, tác nhân chính gây bệnh là do virus đường ruột gây ra, phổ biến hơn cả là 2 nhóm virus Coxsackie A16 và Enterovirus EV71.

Nếu như virus Coxsackie A16 có thể tự khỏi sau vài ngày đồng thời không để lại biến chứng về thần kinh thì ngược lại, người nhiễm Enterovirus EV71 sẽ có khả năng cao gặp phải các biến chứng như: Viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim, nặng hơn cả là nguy cơ tử vong.

Tay chân miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn cả là trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung nhiều ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Do các yếu tố sinh hoạt tập thể như là trẻ đi học tại nhà, mẫu giáo hoặc trẻ đến các nơi tập trung nhiều người là yếu tố nguy cơ gây lây truyền bệnh, đặc biệt là vào các giai đoạn bùng phát.

Bệnh tay chân miệng trẻ em có nguy hiểm không?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa.

2. Nhận biết tay chân miệng ở trẻ qua những dấu hiệu nào?

Tùy vào từng giai đoạn cụ thể, tay chân miệng sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng. Ở giai đoạn ủ bệnh từ 3 đến 6 ngày, lúc này các triệu chứng chưa xuất hiện rõ ràng.

Sau giai đoạn ủ bệnh là giai đoạn khởi phát, lúc này, dễ thấy các triệu chứng tay chân miệng trẻ em như:

– Trẻ sốt, mê man, có trường hợp trẻ sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ C, tuy nhiên cũng có trường hợp sốt rất cao từ 38 đến 39 độ C

– Đau họng, hoặc đau ở răng và trong khoang miệng

– Miệng chảy nhiều nước bọt

– Lười ăn, khi ăn không có cảm giác ngon miệng

– Trẻ có thể xuất hiện triệu chứng bị tiêu chảy vài lần trong ngày, lưu ý đây không phải triệu chứng điển hình mà chỉ xuất hiện ở một ít trường hợp

Bước sang giai đoạn toàn phát, thường là bắt đầu từ sau 1 đến 2 ngày khởi phát bệnh, lúc này các triệu chứng đã tương đối rõ ràng, cụ thể:

– Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối hoặc mông. Các bỏng nước thường có đường kính từ 2 đến 10mm, màu xám và hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc mọc ẩn dưới da, khi dùng tay chạm vào có cảm giác cộm, không đau và không ngứa.

– Xuất hiện các bọng nước có đường kính khoảng từ 2 đến 3mm, dễ vỡ, khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau nhiều, quấy khóc

– Mông của trẻ sơ sinh mọc mụn lở, rộp da

– Một số dấu hiệu toàn thân như rối loạn tri giác, mê sảng, co giật…

3. Tay chân miệng ở trẻ em lây truyền qua đường nào?

Như đã đề cập ở trên, virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, có thể truyền trực tiếp từ người này ngừa kia qua miệng đường hoặc các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh.

Ngay từ giai đoạn ủ bệnh, người mắc bệnh đã có khả năng phát tán virus. Tuy nhiên, thời gian lây nhiễm lại có thể kéo dài lên tới vài tuần bởi virus vẫn còn tồn tại nhiều trong phân và nước bọt của bệnh nhân.

Các con đường lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng thường là:

– Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bị mắc bệnh

– Trẻ hít, nuốt phải dịch tiết, nước bọt của người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, hoặc khi nói chuyện

– Trẻ cầm nắm vào đồ chơi, hoặc chạm vào vật dụng của trẻ bệnh

Có thể thấy, cách thức lây truyền tay chân miệng khá nhanh nên bệnh dễ bùng phát thành dịch lớn. Khi một đứa trẻ bị mắc bệnh, nếu như có biện pháp phòng tránh kịp thời thì những đứa trẻ xung quanh cũng có nguy cơ bị lây nhiễm bất kỳ lúc nào.

Tìm hiểu thêm: Sốt siêu vi là gì? Điều trị sốt siêu vi có khó không?

Bệnh tay chân miệng trẻ em có nguy hiểm không?

Tay chân miệng trẻ em là bệnh rất dễ lây lan, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh ngay cả khi chỉ cầm, nắm vào đồ chơi hoặc vật dụng khác của trẻ mắc bệnh

4. Các phương pháp điều trị và phòng bệnh hiệu quả

4.1. Điều trị tay chân miệng trẻ em thế nào?

Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, trước tiên, bố mẹ cần đưa trẻ thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương án điều trị kịp thời.

Hiện nay, tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, thay vào đó, các bác sĩ chỉ tập trung để làm giảm các triệu chứng. Cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc bôi tê tại chỗ để giúp giảm loét trong miệng như Paracetamol hay Ibuprofen. Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý không sử dụng thuốc giảm đau Aspirin bởi loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Bên cạnh đó, bố mẹ chú ý không tự ý mua kháng sinh về điều trị tay chân miệng, bởi kháng sinh chỉ phát huy tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, trong khi đó, tác nhân chính gây bệnh tay chân miệng lại là virus. Do đó, kháng sinh chẳng những không tiêu diệt được virus mà còn có thể khiến virus ngày càng phát triển.

Kết hợp với việc điều trị, muốn trẻ phục hồi nhanh, bố mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.

4.2. Các biện pháp phòng ngừa tay chân miệng ở trẻ dễ áp dụng

– Về dinh dưỡng hàng ngày, cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước và chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ. Với trẻ còn đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bé bú nhiều lần trong ngày. Trẻ lớn hơn cần phải kiêng các loại thức ăn nóng, đặc bởi trẻ dễ bị đau rát, tổn thương miệng. Thay vào đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa.

– Thực hiện nguyên tắc “Ăn chín, uống sôi”, nấu ăn cần đảm bảo vệ sinh, sử dụng nguồn nước sạch, không ô nhiễm

– Giữ gìn sạch sẽ môi trường nhà ở, vệ sinh cả các vật dụng trẻ hay cầm, nắm như đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa

– Xử lý khăn giấy và tã lót của trẻ đúng cách, bỏ rác đúng nơi, không thải rác bừa bãi ra nhà

Bệnh tay chân miệng trẻ em có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Sốt xuất huyết ở trẻ: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Khoa Nhi – Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý về Nhi được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng

Tay chân miệng trẻ em tuy thường dễ xử lý, thế nhưng bố mẹ cũng không được phép chủ quan bởi nếu để kéo dài, bệnh nặng hơn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Khoa Nhi- Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI là địa chỉ chuyên tiếp nhận thăm khám và điều trị các bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, trong đó có tay chân miệng. Với đội ngũ bác sĩ Nhi khoa đầu ngành với hơn 30 năm kinh nghiệm đã điều trị thành công hàng chục nghìn ca bệnh của trẻ nhỏ, hệ thống trang thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại… Thu Cúc TCI xứng đáng là địa chỉ tin tưởng để bố mẹ lựa chọn chăm sóc sức khỏe con yêu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *