Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị tiêu chảy khiến các bậc cha mẹ cảm thấy vô cùng đau đầu và lo lắng. Vào mùa nắng nóng, trẻ em thường thích thú với những món ăn vặt hạ nhiệt như siro, kem, đá bào,… Tuy nhiên, đây là những món ăn vặt không hợp vệ sinh và là thủ phạm khiến trẻ em bị tiêu chảy. Vậy phải làm thế nào để cải thiện tình trạng tiêu chảy nhanh nhất cho trẻ em?

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy là gì?

Dấu hiệu phổ biến nhất của căn bệnh tiêu chảy ở trẻ em là bé đi phân lỏng trên 3 lần/ ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà trẻ có thể bị tiêu chảy đi kèm với những biểu hiện như ớn lạnh, phân có lẫn máu, sốt, đau bụng dữ dội, đầy hơi, ăn không ngon, buồn nôn, mất nước,…

Trong số những biểu hiện này, mất nước là một trong những dấu hiệu đáng lo ngại nhất của căn bệnh tiêu chảy ở trẻ. Tiêu chảy mức độ nhẹ thường không gây mất nước đáng kể nhưng mức độ trung bình hoặc nặng có thể khiến trẻ bị mất nhiều nước.

Mất nước nghiêm trọng vô cùng nguy hiểm, nó có thể khiến trẻ bị tổn thương não, co giật, thậm chí là tử vong. Do đó, khi thấy một số dấu hiệu mất nước sau ở trẻ, bố mẹ cần phải đưa nhanh chóng đưa con đi khám ngay: chóng mặt và choáng váng, khô miệng, nước tiểu màu vàng đậm, không có hoặc rất ít nước tiểu, da khô, mát bất thường, không có hoặc rất ít nước mắt khi khóc, uể oải, mệt mỏi.

Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Hiện nay, có rất nhiều trẻ em bị tiêu chảy

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ em

2.1. Do trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng

Tiêu chảy ở trẻ có thể là do bé bị nhiễm Rotavirus, vi khuẩn Salmonella hoặc ký sinh trùng Giardia.

2.2. Do trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng tiêu chảy do trẻ bị ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện rất nhanh. Bao gồm chứng buồn nôn và thường biến mất trong vòng 24 giờ.

2.3. Do trẻ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc kháng sinh, nhuận tràng có thể khiến trẻ em bị tiêu chảy.

2.4. Do trẻ mắc phải bệnh lý

Nguyên nhân khác khiến trẻ em bị tiêu chảy là bé mắc bệnh Crohn, đại tràng kích thích, loét dạ dày hoặc dị ứng thực phẩm,…

Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Có rất nhiều lý do khiến trẻ em bị tiêu chảy

3. Cách hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả ở trẻ em

Khi trẻ em bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất bố mẹ phải làm là đưa con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, các bạn cũng phải hỏi bác sĩ cách bù nước an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ để ngăn ngừa hiện tượng mất nước có thể xảy ra.

– Với những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên tăng cữ sữa hàng ngày cho con hoặc bổ sung thêm dung dịch Oresol để bù nước cho bé.

– Với những trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể cho con uống nước lọc, nước hoa quả, dung dịch Oresol.

– Với những trẻ bị tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh, bố mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống lành mạnh và điều chỉnh lại một số loại thuốc để phù hợp hơn với tình trạng sức khỏe của con.

Ngoài việc bổ sung thêm nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước ở trẻ, bố mẹ cũng cần phải lưu ý một số điều sau:

– Cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho con, bao gồm chất đạm, tinh bột, chất xơ và chất béo. Khi bị tiêu chảy, con có thể lười ăn nhưng bố mẹ không nên quá lo lắng hoặc ép trẻ ăn. Thay vào đó, các bậc phụ huynh hãy chia nhỏ thành nhiều bữa/ ngày và cho con ăn ít với đồ loãng, mềm. Với những trẻ nhỏ, mẹ nên cho con bú thường xuyên hơn.

– Không tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy: Phần lớn trẻ mắc bệnh tiêu chảy là do bị nhiễm trùng đường ruột. Việc đi ngoài phân lỏng là cách tốt nhất để cơ thể loại bỏ độc tố và vi khuẩn. Nếu sử dụng thuốc cầm tiêu chảy vô tình sẽ khiến phân không thải được ra ngoài, chất độc và vi khuẩn bị tích tụ lại dẫn đến viêm ruột, chướng bụng, thậm chí là thủng ruột, tắc ruột, tử vong.

Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ

Tóm lại, khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất bố mẹ cần phải đưa con đi khám để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp xử trí phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng phải bù đủ nước cho con để phòng tránh tình trạng mất nước. Tuyệt đối không được chủ quan và lơ là khi bé bị tiêu chảy vì nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, hiệu quả điều trị tùy cơ địa của từng khách hàng. Để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị quý độc giả nên đến khám trực tiếp để nghe tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *