Bệnh thủy đậu ở trẻ – những điều cần biết

Thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Bệnh thủy đậu lành tính nhưng dễ gây biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng, viêm phổi, viêm não nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây để sớm nhận biết những triệu chứng cũng như cách phòng, điều trị bệnh hiệu quả.

Bạn đang đọc: Bệnh thủy đậu ở trẻ – những điều cần biết

Bệnh thủy đậu ở trẻ – những điều cần biết

Thủy đậu là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ

Những triệu chứng của bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền, một người bị thủy đậu nói, hắt hơi, xì mũi, ho… thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài không khí. Người khác hít phải có nguy cơ lây rất cao.

  • Nhìn chung từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh hay chính là thời gian ủ bệnh khoảng 1-2 tuần. Sau đó bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, tùy vào từng người và từng mức độ mà có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12-24 giờ có thể nổi toàn thân.
  • Mụn nước có kích thước từ 1-3 mm đường kính, dịch trong, trong những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hoặc nhiễm khuẩn mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
  • Trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh thường sốt nhẹ, ăn uống kém nhưng đặc biệt ở người lớn hoặc trẻ lớn thường sốt cao kèm theo đó là những triệu chứng đau đầu, đau cơ, buồn nôn và nôn.

Bệnh kéo dài khoảng 5-10 ngày tùy từng trường hợp. Nếu không biến chứng các nốt mụn nước sẽ khô dần, bong vảy.

Phương pháp xử trí khi trẻ bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu do virus gây ra, chính vì thế thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng chữa trị bệnh. Song, những trường hợp bội nhiễm có thể phải dùng kháng sinh. Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt, nổi mụn nước ba mẹ nên đưa con đi khám tại các cơ sở uy tín. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý nhất.

Tìm hiểu thêm: Bệnh suyễn ở trẻ em mẹ đọc ngay những triệu chứng sau đây

Bệnh thủy đậu ở trẻ – những điều cần biết

Đưa con đi khám khi nghi ngờ bị thủy đậu

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đưa ra một số lưu ý hữu ích dành cho phụ huynh:

  • Khi bé bị thủy đậu bố mẹ cần cho bé nghỉ học, tránh tiếp xúc với nhiều người. Các đồ dùng cá nhân của trẻ như: bàn chải, khăn mặt… phải dùng riêng và được tẩy trùng sạch sẽ.
  • Vệ sinh đồ chơi sạch sẽ, phơi khô
  • Tắm nước ấm và dùng khăn mềm mại để lau người nhẹ nhàng. Khi tắm cho bé cần tránh làm vỡ các nốt thủy đậu. Sau khi tắm xong dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho bé. Nhiều phụ huynh thường kiêng tắm khi bé bị sốt thủy đậu, nhưng không tắm có thể khiến trẻ bị bội nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
  • Cho bé uống nhiều nước, uống từng ngụm nhỏ và chia làm nhiều lần trong ngày, điều này giúp ngăn ngừa việc bé bị mất nước.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi và ở nơi thoáng, sạch sẽ

Cách phòng thuỷ đậu hiệu quả

Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus gây bệnh, được áp dụng đối với các độ tuổi như sau:

– Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

– Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

– Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Phụ huynh có thể yên tâm vì hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu dài.

Nếu đã được tiêm chủng phòng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối.

Bệnh thủy đậu ở trẻ – những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc hiệu quả khi trẻ bị sởi

Tiêm phòng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh thủy đâu ở trẻ nhỏ

Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu và thường là không bị biến chứng.

Ý kiến người bệnh

Chị Hoài Lan (34 tuổi, nhân viên văn phòng, Hà Nội): “2 nhóc cùng bị thủy đậu 1 lúc khiến cả nhà tôi bị đảo lộn. Đưa con đến Bệnh viện Thu Cúc khám, được các bác sĩ tư vấn tận tình, bác sĩ cũng giải thích bệnh này ở con không cần uống kháng sinh, chăm sóc tốt sẽ nhanh khỏi, khiến tôi cũng nhẹ nhõm nhiều”

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *