Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ độ tuổi khoảng 3 tuổi. Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng khó lường rất nguy hiểm nên cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm với những biểu hiện bệnh bất thường ở tai của con.

Bạn đang đọc: Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

1. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ là gì?

Viêm tai giữa có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở trẻ nhỏ. Nhiều số liệu thống kê cho biết, có đến khoảng 17 – 18% trẻ lên 3 tuổi bị viêm tai giữa, tỷ lệ này với trẻ trong độ tuổi 3 – 5 tuổi là khoảng 9%.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở trẻ

Viêm tai giữa ở trẻ có thể là tình trạng viêm tai giữa cấp hay mạn tính. Viêm tai giữa cấp là tình trạng nhiễm trùng tại tai giữa, bệnh thường xuất hiện sau viêm nhiễm hô hấp trên, rất hay gặp ở trẻ 6 – 18 tháng tuổi.

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm mạn tính không chỉ trong khoang tai giữa mà còn lan đến sào bào, thượng nhĩ và xương chũm, thời gian chảy mủ tai đã kéo dài trên 3 tháng. Viêm tai giữa mạn tính có thể là dạng viêm mủ hoặc tiết nhầy mủ.

2. Vì sao trẻ nhỏ lại hay bị viêm tai giữa?

Ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức chống chịu còn kém nên các yếu tố gây bệnh điển hình là vi khuẩn, vi rút rất dễ xâm nhập gây viêm. Ngoài ra, cấu trúc tai của trẻ có đặc điểm ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang so với người trưởng thành. Vì vậy mà chất lỏng từ cổ họng và tai ngoài có vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào tai giữa gây viêm.

Trẻ nhỏ cũng có thể bị viêm tai giữa do biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng không được xem xét hỗ trợ điều trị đúng như viêm amidan, viêm VA, viêm xoang…

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

Các bệnh mũi họng nếu không được hỗ trợ điều trị sớm cũng có thể gây biến chứng viêm tai giữa ở trẻ

Những biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ cha mẹ nên chú ý:

– Viêm tai giữa thường xuất hiện sau chứng cảm cúm. Nước mũi thường chuyển từ không màu sang vàng hoặc xanh trước khi nhiễm trùng tai xuất hiện.

– Trẻ nhỏ hay sơ sinh thường có biểu hiện quấy khóc nhiều

– Trẻ kêu đau tai hoặc không nghe được

– Có thể sốt nhẹ

– Thấy chảy dịch từ tai như có máu và mủ…

3. Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa cho trẻ như thế nào?

Mỗi giai đoạn của bệnh viêm tai giữa lại có cách hỗ trợ điều trị khác nhau. Qua thăm khám, tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng hỗ trợ điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Bệnh táo bón ở trẻ em – nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa ở trẻ như thế nào còn tùy thuộc tình trạng bệnh của trẻ qua thăm khám của bác sĩ

Hỗ trợ điều trị có thể bao gồm hỗ trợ điều trị thuốc, hỗ trợ điều trị tại chỗ làm thuốc tai hay phẫu thuật.

3.1. Viêm tai giữa cấp

Hỗ trợ điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân thường được bác sĩ xem xét trong trường hợp viêm tai giữa cấp giai đoạn sung huyết. Ở giai đoạn ứ mủ, bác sĩ thường phải trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ. Trường hợp màng nhĩ bị rách, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa thì làm thuốc tai có ý nghĩa quan trọng.

3.2. Viêm tai giữa mạn tính

Với thể viêm tai giữa tiết nhầy mủ, hỗ trợ điều trị có thể bao gồm hỗ trợ điều trị cục bộ (hút rửa tai khi có mủ, nhỏ thuốc tai), hỗ trợ điều trị nguyên nhân (viêm mũi xoang, amidan…) hay phẫu thuật mở thượng nhĩ dẫn lưu.

Với thể viêm tai giữa mạn tính mủ, hỗ trợ điều trị có thể là dẫn lưu, dùng thuốc kháng sinh hay phẫu thuật.

Phẫu thuật hỗ trợ điều trị viêm tai giữa mạn tính mủ được xem xét trong trường hợp viêm tai giữa có kèm theo viêm xương chũm mạn tính, có biến chứng, có hồi viêm…

4. Những biến chứng khó lường khi trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa cấp không được hỗ trợ điều trị tích cực ngay từ sớm dễ chuyển sang mạn tính, gây đau, chảy dịch tai, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ.

Viêm tai giữa có thể gây thủng màng nhĩ, xơ cứng khớp giữa các xương con… ảnh hưởng đến sức nghe, có thể gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ chưa nói sõi. Ngoài ra, viêm tai giữa còn có thể dẫn đến những biến chứng nặng như viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch, liệt dây thần kinh mặt

5. Cách phòng bệnh viêm tai giữa hiệu quả cho con

Để phòng bệnh viêm tai giữa cho con, cha mẹ cần chú ý:

– Hỗ trợ điều trị sớm viêm nhiễm tại mũi họng, giải quyết các ổ viêm vùng mũi xoang, vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi…

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

>>>>>Xem thêm: Cha mẹ có biết dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị?

Đảm bảo vệ sinh mũi họng tốt cho con cũng giúp phòng bệnh viêm tai giữa

– Vệ sinh mũi họng đúng cách, không lạm dụng nước muối sinh lý bơm rửa mũi vì rất dễ đẩy dịch ở mũi vào tai gây viêm

– Tăng cường sức đề kháng cho con bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, học tập, vui chơi và nghỉ ngơi hợp lý…

Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa khá phức tạp, hỗ trợ điều trị không đến nơi đến chốn bệnh sẽ rất dễ tái lại ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống của trẻ. Vì vậy, ngay khi con có những biểu hiện nghi ngờ bất thường ở tai, cha mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa con đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra tư vấn hỗ trợ điều trị phù hợp.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại, dịch vụ chu đáo, chi phí thăm khám hợp lý, có áp dụng bảo hiểm là địa chỉ khám và hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả cho trẻ nhận được sự tin tưởng của đông đảo cha mẹ.

Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, hiệu quả điều trị tùy cơ địa của từng khách hàng. Để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị quý độc giả nên đến khám trực tiếp để nghe tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *