Nhập viện muộn: Bé 14 tuổi sốt xuất huyết bị biến chứng nguy hiểm

Sốt xuất huyết là một bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, có triệu chứng dễ bị nhầm sang các sốt virus thông thường nên nhiều phụ huynh vẫn chủ quan và lơ là trong việc điều trị cho con. Nếu bệnh không được điều trị sớm, trẻ sẽ có nguy cơ cao đối mặt với những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng.

Bạn đang đọc: Nhập viện muộn: Bé 14 tuổi sốt xuất huyết bị biến chứng nguy hiểm

1. Nhập viện muộn khi sốt xuất huyết đã biến chứng

Bé M.A (14 tuổi) đến thăm khám tại khoa Nhi trong tình trạng: Sốt cao 39 độ, đau đầu, chóng mặt, ăn uống kém và cơ thể mệt mỏi. Theo chia sẻ của phụ huynh, bé đã bị sốt liên tục ở nhà 3 ngày, mẹ tự mua thuốc hạ sốt cho con uống nhưng không đỡ. Đến ngày thứ 4 triệu chứng chưa thuyên giảm, phụ huynh mới đưa con đến thăm khám.

Sau khi thăm khám lâm sàng, thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan & thận và điện giải, bác sĩ kết luận M.A bị sốt xuất huyết và bệnh đã gây ra biến chứng tăng men gan, hạ canxi máu. Chính vì vậy, bệnh nhi cần phải nhập viện gấp để điều trị.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa, Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, tăng men gan và hạ canxi máu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

Khi men gan tăng cao, trẻ sẽ gặp các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, nôn và đau bụng, sốt, người mệt mỏi, vàng da, đau âm ỉ vùng bụng hạ sườn phải, mẩn ngứa, nước tiểu sẫm mà. Đặc biệt nếu để diễn tiến nặng, có thể gây ra suy gan và nguy cơ đe đoa đến tính mạng.

Bên cạnh đó, khi hạ canxi máu, trẻ có thể bị mệt mỏi, khó thở, co rút cơ, run rẩy và có thể co giật. Nếu để lâu không chữa trị kịp thời dẫn đến hạ canxi máu quá mức, có thể gây nên tình trạng loãng xương, kém phát triển và các chức năng vận động, thần kinh bị ảnh hưởng nhất định.

Nhập viện muộn: Bé 14 tuổi sốt xuất huyết bị biến chứng nguy hiểm

Do nhập viện muộn, bệnh nhi M.A bị sốt xuất huyết đã xuất hiện biến chứng tăng men gan và hạ canxi máu

2. Phục hồi nhanh chóng khi điều trị tại Thu Cúc

Sau khi nhập viện, bệnh nhi M.A được thực hiện điều trị theo đúng phác đồ được bác sĩ chỉ định bao gồm: Thực hiện lấy máu 1 lần/ngày để kiểm tra tiểu cầu và các chỉ số; điều dưỡng và bác sĩ thường xuyên theo dõi sức khỏe người bệnh; truyền dịch, hạ sốt, bù điện giải Oresol, bổ sung vitamin C tăng cường sức đề kháng; có chế độ dinh dưỡng với đa dạng các món ăn, được thiết kế riêng cho bệnh nhi để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình hồi phục. Bằng sự tận tâm và nhiều năm kinh nghiệm của đội ngũ y bác sĩ, bé nhanh chóng cắt sốt, tiểu cầu tăng, ăn uống ngon miệng trở lại, được chỉ định xuất viện, uống thuốc theo đơn tại nhà và theo dõi để điều trị đến khi hỏi hẳn biến chứng.

3. Nhận biết sớm triệu chứng để  tránh biến chứng nguy hiểm

Bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Ở mỗi loại, triệu chứng bệnh sẽ tăng dần theo cấp độ.

3.1 Giai đoạn sốt

Ở giai đoạn đầu tiên, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt cao đột ngột và liên tục, với trẻ nhỏ thì sẽ bị bứt rứt, quấy khóc còn trẻ lớn thì sẽ kêu đau đầu, chán ăn, buồn nôn, da sung huyết đau cơ khớp, nhức ở hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

3.2 Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn nguy hiểm sẽ thường rơi vào khoảng ngày thứ 3 – 7 sau khi mắc bệnh. Biểu hiện bệnh của giai đoạn này là có thể sốt hoặc thuyên giảm, lượng huyết tương trong máu thoát ra ồ ạt làm bụng chướng to (kéo dài 24 – 48h, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng).

3.3 Giai đoạn phục hồi

Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 48 – 72 giờ là giai đoạn phục hồi, trẻ hết sốt, tình trạng cải thiện nhiều, biểu hiện thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và tiểu nhiều hơn. Khi xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng lên nhanh, số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường, nhưng thường chậm hơn so với bạch cầu.

4. Điều trị sốt xuất huyết đúng cách như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bị thủy đậu của trẻ và hướng dẫn dự phòng

Nhập viện muộn: Bé 14 tuổi sốt xuất huyết bị biến chứng nguy hiểm

Khi thấy con có những dấu hiệu sốt xuất huyết, mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện khám và chẩn đoán

Khi thấy con có những dấu hiệu sốt xuất huyết, mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện khám và chẩn đoán. Sau đó, nếu bác sĩ nhận định tình trạng của trẻ không quá nghiêm trọng thì sẽ chỉ định điều trị tại nhà và tái khám đầy đủ theo đúng lịch. Trong quá trình chăm sóc trẻ, cần lập tức đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời nếu trẻ có những biểu hiện như: vật vã, lừ đừ, đau bụng ngày càng nặng, da xung huyết như tứ chi lạnh, nôn ói đột ngột, liên tục và xuất huyết tiêu hóa đột ngột.

5. Khoa Nhi Thu Cúc – Đồng hành cùng ba mẹ bảo vệ sức khỏe con yêu

Với tiêu chí “Thăm khám tận tình – Hạn chế kháng sinh”, khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã và đang nhận được sự tin tưởng và hàng ngàn phụ huynh trong nước cũng như quốc tế. Đến với Thu Cúc, ba mẹ sẽ hoàn toàn an tâm với:

–  Đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, công tác tại các bệnh viện lớn tuyến đầu, thân thiện và yêu trẻ.

– Hệ thống trang thiết bị được nhập khẩu từ các nước có nền y khoa hàng đầu như: Hệ thống xét nghiệm bằng robot tự động Power Express – Hoa Kỳ. nội soi tai mũi họng ống mềm công nghệ NBI, máy nội soi tiêu hóa công nghệ Nhật Bản NBI 5P, máy chụp cộng hưởng từ MRI, dao Plasma thế hệ mới của Mỹ trong phẫu thuật cắt amidan, nạo VA, hệ thống phòng mổ vô khuẩn 1 chiều hiện đại….

– Cô chú điều dưỡng chu đáo, nhẹ nhàng chăm sóc con, hỗ trợ nhiệt tình cho phụ huynh.

– Tiết kiệm tối đa chi phí cho phụ huynh với BHYT và BHBL.

– Nhà hàng của bệnh viện có menu đa dạng, phục vụ tận nơi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát và định lượng sao cho đảm bảo cân đối các dưỡng chất cần thiết trong mỗi bữa ăn.

– Vô vàn tiện ích hấp dẫn đến từ top 3 bệnh viện tư và top 5 toàn bệnh viện tốt nhất thành phố Hà Nội.

Nhập viện muộn: Bé 14 tuổi sốt xuất huyết bị biến chứng nguy hiểm

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân khiến trẻ bị nháy mắt liên hồi

Khoa Nhi Thu Cúc luôn là địa chỉ khám chữa bệnh cho trẻ được hàng ngàn phụ huynh lựa chọn

Ba mẹ muốn được giải đáp thêm các thắc mắc về bệnh lý của trẻ hoặc đặt lịch thăm khám, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *