Sốt xuất huyết ở trẻ em là do muỗi vằn truyền virus từ những trẻ mắc bệnh sang những trẻ bình thường. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: trẻ bị suy hô hấp, rối loạn đông máu,… nguy hiểm hơn là tử vong. Vậy sốt xuất huyết ở trẻ là gì, biểu hiện và cách phòng tránh bệnh như thế nào cho hiệu quả?
Bạn đang đọc: Giúp cha mẹ tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
1. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em qua từng giai đoạn
1.1 Triệu chứng sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu
– Trẻ bị sốt là biểu hiện ban đầu của bệnh sốt xuất huyết. Lúc này trẻ bị sốt cao từ 39 – 40 độ C một cách bất thường và có thể kéo dài từ 2 đến 7 ngày liên tục.
– Nếu trẻ ở độ tuổi lớn sẽ cảm thấy đau đầu, chán ăn, chảy máu cam, chảy máu chân răng, buồn nôn, đau nhức hai hốc mắt.
– Việc thực hiện xét nghiệm máu ở giai đoạn này thường không phản ánh rõ ràng tình trạng bệnh bởi đa số dung tích hồng cầu ở mức bình thường, lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần, lượng bạch cầu giảm…
1.2 Sốt xuất huyết ở giai đoạn bùng phát
Thông thường từ sau 3 đến 7 ngày trẻ sẽ bước vào giai đoạn nguy hiểm, lúc này trẻ có thể bị sốt hoặc giảm sốt.
Giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết ở trẻ em có thể có các biểu hiện như:
– Trẻ gặp phải tình trạng xuất huyết: do tiểu cầu giảm, tình trạng này có thể gây xuất huyết niêm mạc, xuất huyết dưới da và nặng nhất là xuất huyết nội tạng.
– Nguy hiểm hơn trẻ còn bị suy đa phủ tạng.
1.3 Sốt xuất huyết ở trẻ giai đoạn phục hồi
Thông thường, sau 2 – 3 ngày kể từ giai đoạn 2 trở đi trẻ sẽ bước vào thời gian hồi phục. Trẻ sẽ hạ sốt, thèm ăn, huyết áp ổn định, cơ thể linh hoạt và bớt quấy khóc.
Sốt xuất huyết ở trẻ em là do muỗi vằn truyền virus từ những trẻ mắc bệnh sang những trẻ bình thường. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng
2. Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết như thế nào cho đúng cách?
Điều đầu tiên cha mẹ cần lưu ý thực hiện đó là khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu của sốt xuất huyết cần nhanh chóng đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Trong những trường hợp bình thường trẻ vẫn có thể điều trị tại nhà tuy nhiên cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ:
– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đơn kê của bác sĩ chỉ định, nên lựa chọn mặc đồ thoáng mát.
– Cho trẻ uống thêm nước điện giải, uống nhiều nước sôi để nguội, nước canh, rau củ để bù nước. Cha mẹ cũng có thể kết hợp cho trẻ bổ sung thêm các loại nước hoa quả, trái cây, nước cam…
– Chế biến đồ ăn dễ tiêu hóa như: cháo, súp, canh… có thể chia nhỏ số bữa ăn trong ngày với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
– Tăng cường cho trẻ nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe và hạn chế hoạt động.
– Thường xuyên lau dọn, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ thoáng mát, nếu khu vực sinh sống có “ao tù nước đọng” thì nên dẹp bỏ, bởi đây là nơi lý tưởng để muỗi sinh sôi và phát triển.
– Lưu ý không để trẻ vui chơi ở những nơi muỗi tập trung.
Bên cạnh đó, khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà, nếu trẻ gặp một số biểu hiện dưới đây thì cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt như: Trẻ nôn ói liên tục, xung huyết ở da, đau bụng, tứ chi lạnh…
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bé bị tay chân miệng uống thuốc gì?
Điều đầu tiên cha mẹ cần lưu ý thực hiện đó là khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu của sốt xuất huyết cần nhanh chóng đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
3. Những biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em hiệu quả?
Tính đến thời điểm hiện tại, nước ta vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ.
Do đó, biện pháp phòng bệnh hiệu quả đang được áp dụng đó chính là chủ động kiểm soát các loại côn trùng trung gian truyền bệnh như: diệt bọ gậy, diệt muỗi trưởng thành, phòng tránh để muỗi đốt, vệ sinh môi trường sống, loại bỏ các ổ chuột…
Dưới đây là một số biện pháp cần thực hiện để đề phòng sốt xuất huyết cho trẻ mà cha mẹ cần lưu ý thực hiện:
– Thường xuyên xịt thuốc chống muỗi, mắc màn mỗi khi đi ngủ.
– Cần lưu ý loại bỏ nơi sinh sống và sinh sản của muỗi, tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy.
– Cần chú ý vệ sinh tất cả các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp, bể nước…).
– Thu gom, dọn dẹp, vứt bỏ các vật dụng, phế liệu trong nhà và xung quanh nhà, đặc biệt là chai, lọ, lốp xe….
– Cần vệ sinh môi trường sinh sống, lật úp các vật dụng chứa nước khi chưa dùng đến.
– Cần cho trẻ mặc quần áo dài tay, kéo rèm khi ngủ.
– Có thể sử dụng bình xịt diệt muỗi, nhang hương chống muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi… để phòng tránh muỗi đốt trẻ.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi trẻ 4 tuổi bị táo bón
Biện pháp phòng bệnh hiệu quả đang được áp dụng đó chính là chủ động kiểm soát các loại côn trùng trung gian truyền bệnh như: diệt bọ gậy, diệt muỗi trưởng thành, phòng tránh để muỗi đốt…
Sốt xuất huyết ở trẻ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Cha mẹ cần chủ động nắm các thông tin về bệnh để có các phương pháp chăm sóc và phòng tránh hiệu quả. Bên cạnh đó, việc thực hiện xét nghiệm xác định sốt xuất huyết rất quan trọng, chính vì thế cha mẹ nên đến những cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn để thực hiện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.