Ung thư máu, còn có tên gọi khác là bệnh bạch cầu, là loại ung thư ác tính, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, từ trẻ em cho tới người lớn tuổi. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này, các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc sẽ giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư máu.
Bạn đang đọc: Tất cả những điều cần biết về ung thư máu
Ung thư máu là gì?
Ung thư máu có thể ảnh hưởng tới cả trẻ em và người lớn.
A: Ung thư máu (bệnh bạch cầu) là bệnh ung thư tủy xương, thường ảnh hưởng nhất đến các tế bào máu trắng. Đối với người bị bệnh, cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào máu trắng bất thường. Hai loại tế bào máu trắng có thể biến thành bệnh bạch cầu là tế bào lympho và các tế bào dòng tủy. Khi bệnh bạch cầu ở trong các tế bào bạch huyết, nó được gọi là bệnh bạch cầu lympho; ở trong các tế bào dòng tủy, nó được gọi là bệnh bạch cầu myeloid (hoặc tủy). Các tế bào bạch cầu có thể đi qua máu tới các cơ quan khác nhau. Do vậy, bệnh bạch cầu có thể có mặt ở các cơ quan mà nó lây đến.
Nguyên nhân và nguy cơ dẫn tới ung thư máu
A: Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra ung thư máu. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: những người đã từng điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị, rối loạn di truyền, tiền sử gia đình mắc bệnh, rối loạn máu, tiếp xúc với lượng lớn bức xạ, các hóa chất độc hại như benzen, vv…
Các triệu chứng cảnh báo ung thư máu
Người bị bệnh ung thư máu thường có làn da nhợt nhạt, thiếu sức sống.
A: Những người bị bệnh ung thư máu không có đủ các tế bào máu khỏe mạnh giúp mang oxy đi khắp cơ thể. Điều này dẫn tới một số triệu chứng như:
– Da người bệnh nhợt nhạt, cơ thể luôn mệt mỏi
– Sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi
– Xuất hiện đốm đỏ nhỏ và vết bầm tím dưới da
– Chảy máu cam thường xuyên
– Đau nướu răng hoặc chảy máu
– Sưng hạch bạch huyết, gan, lá lách
– Đau nhức trong xương hoặc khớp
– Ho, khó thở, đau ngực
– Chán ăn và giảm cân
Các loại ung thư máu
Tìm hiểu thêm: Cách phòng tránh rong kinh tuổi dậy thì cho bé gái
Không hút thuốc lá có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu thể tủy cấp tính (AML).
A: Bệnh ung thư máu (bệnh bạch cầu) được chia thành thể cấp tính hoặc mạn tính. Và nó phát triển ở một trong hai tế bào myeloid hoặc các tế bào bạch huyết. Bệnh bạch cầu chia làm 4 loại chính:
– Bệnh bạch cầu lympho cấp tính (ALL): chiếm 3/4 trường hợp bệnh bạch cầu ở trẻ em. Loại bạch cầu này cũng ảnh hưởng tới người lớn.
– Bệnh bạch cầu nguyên bào tuỷ cấp (AML): thường gặp ở người lớn hơn trẻ em
– Bệnh bạch cầu lympho mạn tính (CLL): Loại này chủ yếu gặp ở người trên 55 tuổi, đôi khi gặp ở người trẻ tuổi, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ em.
– Bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính (CML): Loại này chủ yếu gặp ở người lớn, rất ít trẻ em mắc loại này.
Một số loại bệnh bạch cầu ít phổ biến hơn, chẳng hạn như bệnh bạch cầu tế bào lông, bệnh bạch cầu cấp tính promyelocytic (một loại khác của AML).
Sự khác nhau giữa bệnh bạch cầu mạn tính và cấp tính là gì?
A: Bệnh bạch cầu được chia thành 2 thể: cấp tính và mạn tính, tùy thuộc vào tốc độ phát triển của các tế bào.
– Bệnh bạch cầu cấp tính. Các tế bào ung thư là những tế bào máu trưởng thành, phát triển và phân chia nhanh chóng. Bệnh tiến triển nhanh gây ra nhiều vấn đề.
– Bệnh bạch cầu mãn tính. Các tế bào máu phả triển chậm hơn, phải mất một thời gian dài để bệnh tiến triển từ nhẹ tới nặng. Đôi khi bệnh vẫn ổn định trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, thậm chí không cần điều trị.
Các phương pháp điều trị ung thư máu
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm loét dạ dày ở đâu?
Hiện nay, đội ngũ bác sĩ điều trị ung thư giỏi từ Singapore đã hợp tác điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc, mang tới cơ hội điều trị ung thư tốt hơn cho người bệnh ung thư tại Việt Nam.
A: Người bệnh thường được điều trị kết hợp một số phương pháp khác nhau. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm mục tiêu, ghép tế bào gốc, liệu pháp sinh học, và phẫu thuật.
Hầu hết người bị bệnh bạch cầu (đặc biệt là cấp tính) được điều trị bằng hóa trị liệu.
Triển vọng (tiên lượng) cho ung thư máu
A: Hầu hết trẻ em được chẩn đoán ALL có thể được chữa khỏi. Ngoài ra, các bệnh bạch cầu mạn tính (CLL và CML) có thể kiểm soát trong nhiều năm. Ngay cả những trường hợp không thể chữa khỏi, hóa trị và phương pháp điều trị khác có thể giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Ung thư máu có thể ngăn chặn hay không?
A: Không có cách nào để ngăn chặn tuyệt đối bệnh ung thư máu. Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu thể tủy cấp tính (AML). Vì vậy, ngưng hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.