Ung thư phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác

Rất nhiều trường hợp phát hiện ung thư phổi quá muộn do bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như lao phổi, viêm khớp, vv…
Ung thư phổi là bệnh ung thư nguy hiểm nhất trên thế giới và dễ gây tử vong bởi các triệu chứng thường không xuất hiện ở giai đoạn đầu. Hơn nữa, các triệu chứng như ho dai dẳng, khó thở, đau xương khớp, vv…khá giống với các điều kiện bệnh khác như lao phổi, viêm xương khớp, viêm phổi, vv… Do đó, không ít trường hợp bị chẩn đoán nhầm, gây chậm trễ trong việc điều trị.

Bạn đang đọc: Ung thư phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác

Gian nan trong việc chẩn đoán bệnh

Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày không đau

Ung thư phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác

>>>>>Xem thêm: Lịch khám thai chuẩn của Bộ Y tế 2024 mẹ bầu nên cập nhật ngay

Khó thở, ho dai dẳng là những triệu chứng thường gặp nhất của ung thư phổi.

Trường hợp của bà V.T.H, 58 tuổi là một ví dụ. Bà H có triệu chứng khó thở, ho và trào ngược, khi khám tại 1 bệnh viện ở Hà Nội, bà bị chẩn đoán lao phổi và được bác sĩ kê kháng sinh uống. Trong khoảng 5-6 tháng, bà dùng tới 200 lọ thuốc kháng sinh, giảm 10kg trong khi tình trạng bệnh không thuyên giảm. Sau đó, bà H tiếp tục sang 1 bệnh viện khác khám mới phát hiện ra ung thư phổi giai đoạn 4. Khi đó, bà H gặp tình trạng suy hô hấp nặng, không tự thở được mà phải nhờ trợ giúp của bình oxy, sức khỏe rất yếu.
Một trường hợp khác cũng bị chẩn đoán nhầm là ông B.T.S (64 tuổi). Ông S bị sưng đau đốt 2, ngón 3 bàn tay trái. Vì cho rằng mình bị bệnh liên quan tới xương khớp, nên ông đã tới khoa Cơ xương khớp của một bệnh viện tại Hà Nội để khám. Tại đây, ông được chẩn đoán là viêm khớp, và được điều trị hơn 3 tháng, nhưng tình trạng bệnh không hề biến chuyển. Sau đó ông được các con đưa đi khám ở bệnh viện khác và bị chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 4.
Gian nan hơn cả là trường hợp của ông N.Đ.V, 64 tuổi. Có dấu hiệu đau thắt lưng, nổi hạch ở lưng và đùi trong suốt 1 thời gian dài, năm 2014, ông đã tới lần lượt 9 bệnh viện, với các chuyên khoa cơ xương khớp, thần kinh, hô hấp, huyết học, … để khám bệnh. Mỗi nơi ông được chẩn đoán 1 bệnh khác nhau (chẳng hạn như phồng đĩa đệm) và được điều trị với một đơn thuốc khác nhau. Tuy nhiên, trong suốt 1 năm, tình trạng bệnh của ông không hề thuyên giảm, ông giảm 10kg chỉ trong thời gian ngắn. Chỉ khi sang 1 bệnh viện khác, ông mới phát hiện mình bị ung thư phổi di căn hạch.

Các triệu chứng cảnh báo ung thư phổi

Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày không đau

Ung thư phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác

>>>>>Xem thêm: Lịch khám thai chuẩn của Bộ Y tế 2024 mẹ bầu nên cập nhật ngay

Kết quả sau 5 tháng điều trị hóa chất của bà V.T.H. Nếu như ban đầu, khối u lan gần kín phổi khiến cho người bệnh không tự thở được thì sau 5 tháng điều trị, khối u gần như biến mất, người bệnh có thể tự thở được, sức khỏe tốt.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu, chúng ta cần cẩn trọng với những triệu chứng dưới đây, đặc biệt nếu các triệu chứng kéo dài và không thuyên giảm khi dùng thuốc, hay điều trị:
– Ho càng ngày càng nặng hơn hoặc ho dai dẳng
– Ho ra máu, ho ra dịch nhầy
– Thở khó khăn, chẳng hạn như thở gấp, thở rít
– Đau ngực liên tục, đau lưng, đau vai
– Giọng nói khàn, hoặc sâu hơn
– Nhiễm trùng phổi thường xuyên, chẳng hạn như viêm phổi, viêm phế quản
– Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt
– Giảm cân không rõ nguyên nhân

Điều trị đúng hướng, có thể sống lâu dài

Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày không đau

Ung thư phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác

>>>>>Xem thêm: Lịch khám thai chuẩn của Bộ Y tế 2024 mẹ bầu nên cập nhật ngay

TS.BS Zee Ying Kiat là một trong 14 bác sĩ hàng đầu Singapore đang hợp tác điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hương – Khoa Ung bướu, Bệnh viện Thu Cúc, mặc dù là bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm, nhưng nếu điều trị đúng hướng, người bệnh có thể kiểm soát bệnh trong thời gian dài, đặc biệt nếu bệnh được phát hiện sớm.
Ở giai đoạn sớm, người bệnh có cơ hội chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật. Ở giai đoạn muộn, dù không thể chữa khỏi bệnh, nhưng nếu phác đồ phù hợp, người bệnh có cơ hội kiểm soát bệnh lâu dài và sống khỏe mạnh. Phương pháp điều trị chủ yếu là hóa trị, xạ trị, điều trị trúng đích, vv… Tùy vào tình trạng bệnh, sức khỏe của người bệnh, các điều kiện bệnh lý khác, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *