Máu kinh ra ít là một trong số những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe nữ giới đăng gặp điều bất thường. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bị rất nhiều chị em bỏ qua.
Bạn đang đọc: Máu kinh ra ít là do đâu? băn khoăn của nhiều người
Máu kinh ra ít là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường ở phụ nữ. Kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì và kết thúc khi phụ nữ trải qua hết giai đoạn tiền mãn kinh. Những dấu hiệu bất thường về máu kinh có thể giúp chị em phát hiện và nhận biết sớm những bệnh lý về phụ khoa.
Thông thường, trong kì nguyệt san, lượng máu kinh trung bình của một người phụ nữ bình thường khoảng 20 – 80ml và kéo dài trong từ 3 – 7 ngày hành kinh. Tuy nhiên, nếu chị em thấy số ngày hành kinh ít hơn 3 ngày và lượng máu kinh dưới 20 ml thì được gọi là hiện tượng máu kinh ra ít.
Máu kinh ra ít là hiện tượng khiến nhiều chị em không khỏi lo lắng
Máu kinh ra ít cũng như những triệu chứng bất thường khác, là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em.
Nguyên nhân máu kinh ra ít
– Rối loạn nội tiết tố. Đây được cho là một trong những nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất của hiện tượng máu kinh ra ít. Khi bị rối loạn nội tiết, chị em cũng sẽ thấy kinh nguyệt xuất hiện không đều.
– Do áp lực về tâm lý. Việc thường xuyên lo lắng, căng thẳng, stress… cũng có thể khiến chị em phải đối mặt với tình trạng kinh nguyệt ra ít. Hiện tượng này có thể được khắc phục bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt.
– Tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp: Hầu hết các loại thuốc tránh thai khẩn cấp đều có tác dụng phụ khiến cho nội tiết trong cơ thể bị rối loạn. Nếu chị em quá lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra hiện tượng chậm kinh, máu kinh ra ít…
Tìm hiểu thêm: Viêm cổ tử cung là một trong những căn bệnh phụ khoa
Máu kinh ra ít có thể là dấu hiệu nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm
– Nội mạc tử cung mỏng bẩm sinh: Hiện tượng này có thể được di truyền từ mẹ, nội mạc tử cung mỏng cũng có thể khiến máu kinh ra ít. Đây là hiện tượng không cần quá lo ngại.
– Có mô sẹo tại nội mạc tử cung: Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chủ yếu là do viêm nhiễm kéo dài mà không được xử trí. Các mô sẹo có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới việc sản xuất nội mạc tử cung khiến việc làm tổ của trứng mà còn làm máu kinh ra ít.
– Mắc các bệnh lý liên quan đến tử cung và buồng trứng: Các bệnh lý như viêm cổ tử cung, viêm buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng… đều gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe sinh sản của chị em. Hiện tượng đặc trưng của các bệnh trên đều là rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra ít hoặc quá nhiều…
– Hậu quả của việc nạo phá thai nhiều lần: Việc nạo phá thai nhiều lần có thể khiến niêm mạc tử cung bị mỏng đi từ đó gây ra hiện tượng máu kinh ra ít.
Ngoài ra, chị em mắc các bệnh đái tháo đường, thiếu máu, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không lành mạnh… cũng có thể gặp phải hiện tượng kinh nguyệt ra ít.
Cách khắc phục hiện tượng máu kinh ra ít
– Xây dựng chế độ ăn uống điều độ, dinh dưỡng. Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C, E… Hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị…
– Uống nhiều nước. Không sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê…
– Tăng cường tập luyện thể dục thể thao.
– Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài…
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách hàng ngày, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục. Không nên thụt rửa sâu vào trong âm đạo.
>>>>>Xem thêm: Điểm mặt các bệnh lây lan qua đường tình dục cần chú ý
Khi máu kinh ra ít kèm theo những triệu chứng bất thường, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám
– Trong những ngày nguyệt san không nên quan hệ tình dục. Cần thay băng mỗi 4- 6 tiếng/ lần.
– Thận trọng khi sử dụng các sản phẩm xà phòng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh có chứa nồng độ PH cao.
– Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh. Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.
– Khám phụ khoa định kì, từ 3 – 6 tháng/ lần.
Ngay khi thấy xuất hiện hiện tượng máu kinh ra ít hoặc bất kì bất thường nào về vùng kín, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.