Điểm danh các bệnh phụ khoa có huyết trắng màu nâu

Huyết trắng màu nâu là hiện tượng bất thường nhưng dễ bị chị em bỏ qua, điều này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nếu như đó là biểu hiện của các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Trong bài viết này TCI sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu và cần làm gì khi gặp phải tình trạng này.

Bạn đang đọc: Điểm danh các bệnh phụ khoa có huyết trắng màu nâu

1. Tình trạng huyết trắng màu nâu là gì?

Huyết trắng màu nâu là một hiện tượng sinh lý phụ nữ phổ biến liên quan đến quá trình sinh sản và sự hoạt động của cơ quan sinh dục. Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như huyết trắng có màu nâu, dịch âm đạo nâu, khí hư màu nâu,… hiện tượng này thường gây ra sự bất tiện và lo lắng cho phụ nữ.

Khí hư màu nâu là hiện tượng mà dịch âm đạo của phụ nữ có màu nâu hoặc nâu đậm, thường xuất hiện vào thời gian trước, sau khi kinh nguyệt kết thúc hoặc ngoài thời gian kinh nguyệt. Màu sắc của huyết trắng có thể thay đổi từ nhạt đến đậm và có thể có mùi khác thường.

Điểm danh các bệnh phụ khoa có huyết trắng màu nâu

Huyết trắng màu nâu là hiện tượng mà dịch âm đạo của phụ nữ có màu nâu hoặc nâu đậm

Huyết trắng có màu nâu thường không đáng lo ngại nếu chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và không có biểu hiện bất thường đi kèm. Nếu huyết khí có màu nâu đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng, ngứa ngáy hay mùi hôi, đây có thể là biểu hiện của các bệnh phụ khoa đòi hỏi sự tư vấn của chuyên gia y tế để chưa trị và loại trừ các vấn đề sức khỏe tiềm tàng.

2. Nguyên nhân huyết trắng màu nâu – điểm danh các bệnh thường gặp

Nguyên nhân khiến âm đạo ra khí hư có màu nâu bao gồm:

– Máu kinh dư thừa: Rất nhiều chị em thấy xuất hiện khí hư màu nâu sau mỗi chu kì kinh nguyệt. Thật ra đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân là do sau mỗi kì nguyệt san, một lượng ít kinh nguyệt có thể bị động lại mà chưa được đào thải ra hết. Phần kinh nguyệt này sẽ được hòa lẫn với huyết trắng và đẩy ra ngoài, khiến chị em thấy xuất hiện huyết trắng màu nâu. Hiện tượng này chỉ xuất hiện sau kì kinh nguyệt vài ngày rồi sẽ biến mất.

– Rối loạn nội tiết tố: Đây là hiện tượng khá thường gặp ở nữ giới. Nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt chưa hợp lý, do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, do thường xuyên căng thẳng, stress… Rối loạn nội tiết tố có thể làm rối loạn kinh nguyệt và thay đổi màu sắc của huyết trắng. Huyết trắng có thể có những màu khác nhau như màu trắng, vàng, xanh…

– Viêm nhiễm âm đạo: Đây là căn bệnh phụ khoa mà rất nhiều chị em mắc phải. Khi mắc bệnh, chị em sẽ thấy huyết trắng có màu nâu hoặc màu đen, đôi khi có lẫn máu. Huyết trắng ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, ngứa ngáy vùng kín…

Tìm hiểu thêm: Về bệnh viêm tuyến giáp Tại Bệnh viện Thu Cúc

Điểm danh các bệnh phụ khoa có huyết trắng màu nâu

Khí hư âm đạo màu nâu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa

– Viêm cổ tử cung: Triệu chứng điển hình của bệnh là huyết trắng có màu nâu, ra nhiều, sốt nhẹ cho đến sốt cao, đi tiểu nhiều, tiểu đau, xuất huyết âm đạo sau khi quan hệ tình dục hoặc ngoài kì kinh…

– Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Bệnh thường gặp ở chị em đang trong lứa tuổi sinh sản, từng có quan hệ tình dục. Bệnh nếu không được phát hiện và xử trí có thể gây ra biến chứng vô sinh, hiếm muộn. Bệnh thường có triệu chứng huyết trắng có màu nâu đen, có mùi hôi khó chịu, rối loạn kinh nguyệt, đau vùng bụng dưới, đau khi quan hệ, tiểu buốt, tiểu rắt…

– Ung thư cổ tử cung: Huyết trắng có màu nâu đen, có mùi hôi thối, xuất huyết âm đạo bất thường là những triệu chứng rất điển hình của căn bệnh này. Bệnh thậm chí có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh nếu phát hiện không kịp thời.

3. Làm gì khi gặp tình trạng khí hư bất thường?

Khi gặp tình trạng khí hư màu nâu, bạn có thể thực hiện các bước sau để tự giúp giảm tình trạng này. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, đi kèm với các triệu chứng không bình thường hoặc bạn cảm thấy lo lắng, hãy tìm đến bác sĩ để được khám và tư vấn chuyên sâu:

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách hàng ngày, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục, trong những ngày nguyệt san.

– Dùng băng vệ sinh để giữ cho quần lót và quần áo của bạn sạch sẽ và khô ráo, thay băng vệ sinh thường xuyên từ 4-6 giờ/lần.

– Tránh sử dụng dịch vệ sinh có màu hay mùi hương. Các sản phẩm dịch vệ sinh có màu hoặc mùi hương có thể làm tăng khả năng kích ứng âm đạo và làm thay đổi màu sắc của khí hư. Hãy chọn những sản phẩm vệ sinh tự nhiên và không mùi để tránh tình trạng này.

– Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ và băng vệ sinh hàng ngày.

– Thay đồ lót 1 – 2 lần/ ngày. Chọn đồ lót đúng kích cỡ, làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi.

– Giữ vùng kín luôn khô thoáng.

– Trong ngày nguyệt san cần thay băng vệ sinh ít nhất từ 4 – 6 tiếng/ lần.

– Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy. Khi quan hệ cần dùng bao cao su để tránh mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

– Đảm bảo bạn có một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng. Ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ giúp cân bằng hormone và hỗ trợ quá trình kinh nguyệt.

– Stress có thể ảnh hưởng đến quá trình kinh nguyệt và tạo ra các triệu chứng như khí hư màu nâu. Hãy tìm các phương pháp giảm stress như yoga, thiền, hoặc tập thể dục để giữ cho cơ thể và tâm hồn thư giãn.

– Khám phụ khoa định kì, ít nhất 6 tháng/ lần.

Điểm danh các bệnh phụ khoa có huyết trắng màu nâu

>>>>>Xem thêm: 3 cách chữa kinh nguyệt không đều bằng gừng hiệu quả

Khám phụ khoa và thực hiện điều trị theo chỉ dẫn là việc làm cần thiết giúp cải thiện tình trạng khí hư màu nâu

– Lưu ý rằng nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc có các triệu chứng không bình thường đi kèm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay để được kiểm tra và tư vấn kỹ hơn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng khí hư âm đạo có màu nâu, hi vọng bài viết đã giúp bạn có được những kiến thức bổ ích và biết cách xử trí khi gặp tình trạng này. Bạn có thể liên hệ với Thu Cúc TCI để đặt lịch khám và được các bác gĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và tư vấn điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *