Nguyên nhân đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ giới

Đau buốt vùng kín khi đi tiểu là triệu chứng nhiều người mắc phải đặc biệt là các chị em đã từng quan hệ tình dục. Vậy triệu chứng đau và buốt vùng kín khi đi tiểu nguyên nhân do đâu?

Bạn đang đọc: Nguyên nhân đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ giới

1. Tình trạng đau buốt khi đi tiểu ở nữ giới

Đau buốt khi đi tiểu là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở nữ giới và có thể gây ra cho chị em nhiều sự khó chịu và phiền phức trong cuộc sống hàng ngày. Điều này có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau trong hệ tiết niệu, cần được xác định nguyên nhân cụ thể để tìm hiểu và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ giới

Đau buốt vùng kín khi đi tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

Triệu chứng đau buốt khi đi tiểu ở nữ giới thường bao gồm cảm giác đau, nóng rát tại âm đạo khi đi tiểu, buồn tiểu tiện liên tục, tiểu ít, tiểu rắt,…

Ngoài ra, có thể có một số triệu chứng đi kèm khác như:

– Thay đổi tính chất nước tiểu: Nước tiểu có thể trở nên màu đục, có dịch mủ, hoặc đôi khi kèm theo máu. Đây là dấu hiệu của sự viêm nhiễm trong đường tiết niệu, đặc biệt là viêm bàng quang hoặc viêm niệu đạo.

– Đau bụng dưới rốn: Cảm giác đau bụng dưới rốn thường xuất hiện khi niệu đạo hoặc bàng quang bị viêm nhiễm. Đau này thường được cảm nhận ở khu vực bụng dưới và xung quanh âm đạo.

– Đau rát khi quan hệ tình dục qua âm đạo: Nếu có viêm nhiễm âm đạo hoặc niệu đạo, việc có quan hệ tình dục có thể gây ra đau rát và khó chịu.

– Sốt cao và ớn lạnh: Nếu triệu chứng đau buốt khi đi tiểu là do nhiễm trùng đường tiểu, bệnh nhân có thể có sốt cao và cảm thấy lạnh rét.

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và yêu cầu đánh giá và điều trị từ bác sĩ. Khi gặp những triệu chứng này, chị em phụ nữ nên thăm bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân chính xác và nhận được điều trị thích hợp, tránh tình trạng trở nên nặng hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn.

2. Đau buốt âm đạo khi đi tiểu nguyên nhân do đâu?

Đau buốt vùng kín khi đi tiểu có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra, nguyên nhân bệnh lý hoặc do vệ sinh không đúng cách.

Cụ thể các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau rát vùng kín khi đi tiểu là:

– Viêm đường tiết niệu: Bệnh khiến cho nữ giới thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu. Bên cạnh đó là cảm giác đau buốt khi đi tiểu, giữa các lần đi vệ sinh có cảm giác như có kim châm. Đôi khi bạn cũng có thể thấy đau ở bụng dưới và lưng. Viêm đường tiết niệu chủ yếu gặp ở nữ giới nhiều hơn.

– Viêm bàng quang: là tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang, gây đau buốt khi đi tiểu, đi tiểu rắt. Bệnh rất thường gặp và nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn. Bệnh gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Đặc biệt cần chú ý, nếu chị em bị stress, khả năng miễn dịch của cơ thể giảm thì nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.

Tìm hiểu thêm: Khám phụ khoa trước khi mang thai có cần thiết không?

Nguyên nhân đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ giới

Viêm âm đạo gây hiện tượng đau buốt vùng kín

– Nhiễm nấm âm đạo: Bệnh lý này thường do nấm Candida gây ra, gây tổn thương trong bộ phận sinh dục và gây ra cảm giác đau rát vùng kín khi đi tiểu.

– Mụn rộp sinh học: Virus herpes gây ra bệnh mụn rộp sinh học, gây ra các triệu chứng như ngứa, bỏng rát ở âm đạo và đau khi tiểu hoặc quan hệ.

– Bệnh xã hội: Các bệnh lậu, sùi mào gà, giang mai và các bệnh xã hội khác có thể dẫn đến đau rát vùng kín, đặc biệt khi có đời sống tình dục không an toàn.

– Khô âm đạo: Khô âm đạo có thể gây ra cảm giác đau khi quan hệ tình dục, đau khi đi tiểu, nguyên nhân gây khô âm đạo thường do mất cân bằng nội tiết tố hoặc sử dụng lâu dài các loại thuốc tránh thai.

Ngoài ra hiện tượng đau buốt khi đi tiểu và ngứa ở bộ phận sinh dục phụ nữ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như do dùng băng vệ sinh không đúng cách, môi trường nước nhiễm bẩn, vệ sinh không đúng cách, mặc quần quá chật…

Riêng đối với những người đã quan hệ tình dục thì việc vệ sinh không tốt trước khi quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân khiến nhiều người mắc viêm âm đạo. Nếu để kéo dài, bệnh chuyển sang mãn tính và sẽ khó khăn, tốn kém hơn trong việc điều trị.

3. Đau buốt vùng kín khi đi tiểu phải làm sao?

Khi có dấu hiệu đau buốt khi đi tiểu, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Các bệnh lý viêm nhiễm vùng kín để lâu dài có thể là nguyên nhân dẫn đến biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản vì vậy người bệnh không nên chủ quan cần kịp thời điều trị đúng cách.

Tại bệnh vieejn các bác sĩ sẽ thăm khám, chỉ định cho bạn thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết để xác định nguyên nhân cụ thể và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Nguyên nhân đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ giới

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: khói thuốc lá có thể gây ra những bệnh gì?

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề để phòng ngừa triệu chứng đau buốt vùng kín như sau:

– Vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục. Không thụt rửa sâu vào trong âm đạo.

– Chọn các sản phẩm vệ sinh nhẹ và không gây kích ứng cho vùng kín. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất mạnh hoặc cồn.

– Uống đủ nước. Đảm bảo bạn uống đủ lượng nước trong ngày có thể giúp giảm đau và cảm giác rát khi đi tiểu.Mỗi ngày cần uống từ 1.5 – 2l nước.

– Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều gia vị, không sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích.

– Cần đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để đẩy bớt các loại vi khuẩn ra khỏi âm đạo.

– Không mặc đồ lót quá chật. Chọn đồ lót làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi.

– Không được nhịn tiểu, cần đi tiểu ngay khi có nhu cầu, mỗi lần đi tiểu cần cố gắng thải hết lượng nước tiểu có trong bàng quan

Đặc biệt, cho dù không có triệu chứng bất thường nhưng những căn bệnh liên quan đến phụ khoa có thể vẫn đang âm thầm diễn ra. Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ thường xuyên 1-2 lần 1 năm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *