Khám phụ khoa – Cẩm nang từ A-Z cho chị em lần đầu đi khám

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, có tới hơn 90% phụ nữ từng mắc bệnh về phụ khoa, ít nhất 1 lần trong đời. Khám phụ khoa định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe sinh sản bởi có thể phát hiện và điều trị sớm, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Tuy nhiên, nhiều chị em còn tâm lý e ngại, nhất là những chị em lần đầu đi khám. Bài viết dưới đây sẽ là cẩm nang từ A-Z, cung cấp các thông tin cơ bản để chị em hiểu rõ hơn về việc làm này.

Bạn đang đọc: Khám phụ khoa – Cẩm nang từ A-Z cho chị em lần đầu đi khám

1.Khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa – Cẩm nang từ A-Z cho chị em lần đầu đi khám

Khám phụ khoa nên thực hiện định kỳ để bảo vệ sức khỏe sinh sản, sinh lý của chị em phụ nữ.

Cơ quan sinh dục của chị em phụ nữ được chia thành hai bộ phận chính: cơ quan sinh sản trên (tử cung, vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng) và cơ quan sinh sản dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung).

Khám phụ khoa là việc thăm khám tổng quát và chi tiết các bộ phận, cơ quan sinh dục. Cũng trong quá trình thăm khám, tùy vào từng tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác để đánh giá sức khỏe tổng quát như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tử cung – phần phụ…

Bên cạnh đó, một nội dung khám rất quan trọng đó là làm các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung với xét nghiệm Pap, xét nghiệm HPV…

2.Đừng chờ có triệu chứng mới đi khám, lý do chị em cần khám định kỳ

Khám phụ khoa có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ, mà nhờ đó mới giúp chị em bảo vệ hạnh phúc gia đình.

– Phát hiện kịp thời các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, hoặc những dấu hiệu tiềm ẩn, từ đó chị em sẽ được bác sĩ tư vấn điều trị đúng cách, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

– Phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục, ngăn ngừa lây lan cho bạn đời và điều trị kịp thời.

– Được bác sĩ tư vấn về biện pháp tránh thai hoặc lên kế hoạch sinh con tốt nhất.

– Phát hiện những nguyên nhân gây vô sinh, khó có con ở nữ giới, nhờ đó bác sĩ có những can thiệp, hỗ trợ giúp chị em sớm có tin vui.

Khám phụ khoa định kỳ còn giúp phát hiện sớm các bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, buồng trứng, âm đạo… – khi tỷ lệ mắc ung thư ở nữ giới ngày càng tăng lên, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Nhiều bệnh không có biểu hiện ở giai đoạn đầu, hoặc dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn, chị đi khám mới phát hiện được sớm, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

3. Các bước khám phụ khoa chị em cần biết

Tùy vào tình trạng của mỗi người, các bước thăm khám có thể khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ bao gồm:

3.1. Khám phụ khoa và hỏi bệnh với bác sĩ chuyên khoa

Khám phụ khoa – Cẩm nang từ A-Z cho chị em lần đầu đi khám

Bước thăm khám ban đầu với bác sĩ chuyên khoa sản là rất cần thiết.

Trước khi bắt đầu thực hiện các hoạt động thăm khám, bác sĩ sẽ cần thu thập các thông tin về cá nhân, các triệu chứng bất thường chị em đang gặp phải, tiền sử bệnh trước đó, thậm chí tiền sử bệnh gia đình nếu có… Những thông tin khảo sát này sẽ là cơ sở để bác sĩ đưa ra những chỉ định phù hợp cho chị em.

Sau quá trình hỏi bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra và quan sát bên ngoài bộ phận sinh dục xem có vấn đề nào bất thường không; kiểm tra vùng ngực xem có u, cục hay màu sắc bất thường; sờ nắn vùng bụng để kiểm tra vị trí, kích thước của tử cung.

3.2. Khám phụ khoa bằng mỏ vịt

Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ gọi là mỏ vịt, đưa vào bên trong âm đạo, nhằm quan sát thành âm đạo và cổ tử cung. Bước này có thể phát hiện ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa ở chị em phụ nữ. Cũng trong bước khám âm đạo, bác sĩ thường sẽ tiến hành lấy mẫu dịch âm đạo để làm xét nghiệm.

Thao tác này có thể gây khó chịu một chút, tuy nhiên chị em chỉ cần thả lỏng người, điều này sẽ giúp bác sĩ thăm khám dễ dàng hơn và bớt khó chịu hơn. Thao tác này cũng diễn ra rất nhanh nên chỉ em không cần lo lắng nhiều.

3.3. Siêu âm tử cung – phần phụ

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm STI cần làm khi nghi mắc bệnh tình dục

Khám phụ khoa – Cẩm nang từ A-Z cho chị em lần đầu đi khám

Siêu âm tử cung – phần phụ giúp quan sát buồng trứng, tử cung… và đánh giá về sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.

Ở những chị em đã có gia đình, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để có thể quan sát toàn bộ cơ quan sinh sản bao gồm: tử cung, buồng trứng… và phát hiện được những bất thường ở khu vực này.

Với những chị em chưa từng quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ dùng phương pháp siêu âm vùng bụng để kiểm tra những bộ phận này. Do đó, những chị em chưa từng quan hệ tình dục cũng không nên lo lắng về việc khám phụ khoa có thể ảnh hưởng tới màng trinh.

Với bước siêu âm này, chị em hoàn toàn không có cảm giác đau đớn, hay khó chịu nào.

3.4. Xét nghiệm dịch âm đạo

Trong quá trình siêu âm đầu dò hoặc khám phụ khoa bằng mỏ vịt, bác sĩ sẽ lấy một ít dịch âm đạo để làm xét nghiệm, nhằm xác định các bệnh viêm nhiễm âm đạo gây ra bởi nấm, trùng roi, tạp khuẩn…

3.5. Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung

Trong quá trình khám, thông thường các bác sĩ sẽ khuyến khích chị em nên làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung với xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV.  Xét nghiệm Pap được khuyến khích thực hiện định kỳ hàng năm nhằm phát hiện sớm các bất thường ở tế bào cổ tử cung và ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm; Xét nghiệm HPV được khuyến cáo nên thực hiện 5 năm 1 lần, cho phụ nữ sau 35 tuổi, nhằm phát hiện tình trạng nhiễm HPV – nguy cơ chính gây ung thư cổ tử cung.

Sau khi có các kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn về phương pháp điều trị thích hợp nhất.

4. Dấu hiệu báo động, chị em cần đi khám phụ khoa ngay

Khi có dấu hiệu bất thường, điều đó cho thấy cơ quan sinh dục của bạn đang gặp vấn đề. Điều cần thiết lúc này là phải đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân bệnh và điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa, chị em nên đi khám ngay:

Khám phụ khoa – Cẩm nang từ A-Z cho chị em lần đầu đi khám

>>>>>Xem thêm: U nang buồng trứng xoắn: biến chứng nguy hiểm

Đừng chờ có triệu chứng mới đi khám, chị em cần thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

– Có cảm giác ngứa vùng kín

– Đau khi quan hệ tình dục

– Chảy máu sau quan hệ tình dục

– Xuất hiện u, cục ở ngực, hoặc núm vú tiết dịch, máu…

– Thường xuyên đau bụng, đầy hơi

– Âm đạo có tiết dịch bất thường có khí hư, có máu, có mùi khó chịu…

– Cơ quan sinh dục ngứa, rát, đau đỏ, có các nốt, vết loét

– Khi đi tiểu thấy đau, buốt.

– Đau bụng dưới hoặc đau trong khi giao hợp

– Chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu sau khi giao hợp…

– Đau lưng, mỏi eo

– Đau bụng kinh, lượng kinh nguyệt hàng tháng nhiều

– Chu kỳ kinh nguyệt không đều

– Hiếm muộn, vợ chồng quan hệ thường xuyên, không dùng biện pháp tránh thai nào mà trên 1 năm chưa có thai.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, không cần đợi tới khi có dấu hiệu mới đi khám. Khám phụ khoa định kỳ định kỳ 6 tháng 1 lần, ngay cả khi không có triệu chứng mới là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chị em.

5. Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám phụ khoa?

– Trước hết, điều quan trọng là chị em cần “cởi bỏ” tâm lý e ngại, lo lắng trước khi đi khám. Đây là việc làm cần thiết đối với tất cả phụ nữ hiện đại ngày nay, dù bạn là phụ nữ trẻ hay chị em đã mãn kinh.

– Không đi khám vào ngày đang hành kinh, thời điểm tốt nhất là sau khi sạch kinh 3-5 ngày.Không quan hệ tình dục, hoặc đặt thuốc ở âm đạo trước ngày đi khám 1-2 ngày, bởi nó có thể gây nhầm lẫn khi thăm khám hoặc làm xét nghiệm.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng vệ sinh dung dịch chuyên biệt, nhẹ nhàng

– Mặc đồ rộng rãi, chẳng hạn như váy rộng sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn khi thăm khám

– Chị em có thể cần nhịn ăn để thực hiện một số xét nghiệm cơ bản, để có thông tin chính xác chị em nên gọi điện trước tới bệnh viện để được tư vấn, hướng dẫn cách chuẩn bị tốt nhất

– Và điều cuối cùng rất quan trọng, chị em cần lựa chọn cho mình bệnh viện uy tín, chất lượng để thăm khám chính xác.

Trên đây là cẩm nang A – Z thông tin về khám phụ khoa, hi vọng những chị em lần đầu đi khám sẽ có những kiến thức cơ bản nhất để chuẩn bị tốt cho lần khám đầu tiên của mình.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *