Ung thư vú là căn bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ và rất nguy hiểm, gây ra gần 5000 trường hợp tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Để phòng ngừa ung thư vú, chị em phụ nữ nên bắt đầu từ việc thay đổi những thói quen của mình.
Bạn đang đọc: Phòng ngừa ung thư vú: Hãy bắt đầu từ việc thay đổi
Một số thói quen dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp chống lại bệnh tật, trong đó có ung thư.
Các nghiên cứu cho rằng, tập thể dục nhiều hơn 4 giờ mỗi tuần có thể làm giảm nồng độ hormone và giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Hãy chọn hình thức tập luyện phù hợp với bạn như đi bộ nhanh, tập gym, aerobics, yoga, vv… Mỗi ngày nên tập tối thiểu khoảng 45 phút để giảm nguy cơ ung thư vú.
Tăng cường rau xanh, trái cây và các thực phẩm giúp phòng chống ung thư vú
Rau xanh, trái cây giàu chất xơ và cung cấp các vitamin, giúp phòng ngừa ung thư. Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng nên tăng cường các loại ngũ cốc, các loại hạt, các thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa, các vitamin A, C, E, selen và dưỡng chất thực vật để hỗ trợ hệ miễn dịch.
Tránh thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều chất béo
Thực phẩm chế biến sẵn có thể chứa những thành phần độc hại làm tăng nguy cơ ung thư, vì vậy chúng ta nên hạn chế và thay vào đó nên chọn những thực phẩm tươi sống.
Bên cạnh đó, những thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong đồ ăn nhanh cũng nên hạn chế tối đa. Cách chế biến thực phẩm chị em cũng nên chú ý, thay vì chiên, rán ngập dầu, bạn hãy hấp hoặc nướng, hầm sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Hãy cho con bú
Cho con bú không chỉ là cách phòng bệnh aung thư vú hiệu quả mà còn giúp bé phát triển tốt, tăng cường sức đề kháng.
Tiếp xúc với với estrogen là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Do vậy, cho con bú là cách phòng ngừa ung thư vú hiệu quả bởi làm giảm nồng độc estrogen trong cơ thể.
Cân nhắc sử dụng hormone ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh
Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường gặp phải những triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, khô âm đạo, vv… Do đó, rất nhiều phụ nữ đã tự ý sử dụng liệu pháp hormone để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, liệu pháp này làm tăng nguy cơ ung thư vú và các bệnh khác ở một số phụ nữ, đặc biệt là ở những người sử dụng trong thời gian dài. Do vậy, chị em nên cân nhắc với bác sĩ, nếu cần thiết cũng chỉ nên dùng liều thấp và trong thời gian ngắn.
Hãy giảm cân
Tìm hiểu thêm: 3 cách trị bệnh u nang buồng trứng hiệu quả, phổ biến hiện nay
Thừa cân, béo phì có mối liên quan tới ung thư vú. Do vậy, để phòng ngừa ung thư vú, chị em phụ nữ nên giảm cân để có mức cân nặng hợp lý.
Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh. Nếu bạn có chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) lớn hơn 25, bạn cần phải xem xét việc giảm cân. Những phụ nữ thừa cân khi mắc ung thư vú, cũng có nguy cơ tử vong lớn hơn so với những người có cân nặng vừa phải. Các nhà nghiên cứu cho rằng các mô mỡ đóng góp vào việc làm tăng estrogen và hormone, tăng nguy cơ phát triển ung thư vú sau mãn kinh.
Ngoài việc thay đổi thói quen để phòng ngừa ung thư vú, thì phụ nữ cũng cần trang bị cho mình những kiến thức để phát hiện sớm ung thư vú, bởi hơn 90% các trường hợp có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như phát hiện sớm.
Khám vụ định kỳ tại nhà
>>>>>Xem thêm: Ho nhiều đi khám, diễn viên Mai Phương bị chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn muộn
Khám vú tại nhà rất cần thiết đối với mọi chị em phụ nữ.
Từ độ tuổi 20-30, chị em phụ nữ nên khám vú tại nhà mỗi tháng 1 lần, vào thời điểm sau sạch kinh 5 ngày. Khi đó, vú ở trạng thái mềm nhất, rất dễ phát hiện những bất thường, hay cục u trong vú.
Tầm soát ung thư vú từ 30 tuổi
Từ trên 30 tuổi, chị em cần đặc biệt quan tâm tới tầm soát ung thư vú. Các phương pháp như xét nghiệm máu CA153, chụp X-quang tuyến vú, vv… có thể giúp phát hiện sớm ung thư vú và điều trị hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.