Ung thư da là bệnh lý ác tính rất nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết nốt ruồi có ung thư. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Bạn đang đọc: Hướng dẫn phân biệt nốt ruồi có ung thư
1. Tìm hiểu về nốt ruồi trên cơ thể
Nốt ruồi xuất hiện ở trên cơ thể là tình trạng khá phổ biến với nhiều hình dạng, kích thước và vị trí khác nhau. Đa số mụn ruồi thường không gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và sức khỏe. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi người có nhiều nốt ruồi trên cơ thể, thường có màu đen hoặc nâu đậm. Theo thời gian nốt ruồi này có thể thay đổi về hình dạng, màu sắc…
Nốt ruồi hình thành như thế nào? Theo các nghiên cứu khoa học thì khi các tế bào melanin tập trung vào một vị trí của cơ thể thì sẽ tạo thành nốt ruồi. Đa số các nốt ruồi thường lành tính và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người nên đa số người bệnh không quan tâm nhiều khi chúng xuất hiện.
Đa số các nốt ruồi thường lành tính và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người nên đa số người bệnh không quan tâm nhiều khi chúng xuất hiện.
Hầu như ai cũng có nốt ruồi, ở bất cứ vị trí nào đó trên cơ thể. Nốt ruồi thường có màu nâu hoặc đen. Nốt ruồi xảy ra khi các tế bào trong da phát triển trong một cụm, thay vì được lan truyền khắp da. Hầu hết các nốt ruồi là vô hại, nhưng chúng cũng là dấu hiệu cảnh báo một loại ung thư da. Nốt ruồi có thể là một khối u hắc tố. Nếu phát hiện sớm, khối u hắc tố có thể điều trị và chữa khỏi. Vì vậy, việc theo dõi, quan sát và kiểm tra nốt ruồi trên cơ thể có ý nghĩa rất lớn giúp phát hiện sớm bất thường trên cơ thể.
2. Cách nhận biết nốt ruồi có ung thư
2.1 Phân biệt nốt ruồi có ung thư với nốt ruồi bình thường
Nốt ruồi lành tính thường xuất hiện từ khi bạn sinh ra hoặc từ khi còn nhỏ. Kích thước của nốt ruồi thường rất nhỏ tương ứng với kích thước của đầu tẩy của bút chì, đường kính bé hơn 0.6cm. Mụn ruồi thường có hình tròn và đối xứng nhau, thường sẽ có màu đen hoặc màu nâu khá đồng đều nhau ở da. Đường viền ở xung quanh nốt ruồi thường khá đồng đều.
Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị tủy răng của bác sĩ Răng hàm mặt
Nốt ruồi có thể hình thành từ khi bạn còn nhỏ
Một đặc điểm khác có thể nhận dạng được nốt ruồi thông thường và nốt ruồi ung thư là sự thay đổi theo thời gian. Nốt ruồi lành tính thường không thay đổi màu sắc hay kích thước kể cả khi tuổi tác thay đổi.
2.2 Hướng dẫn phân biệt nốt ruồi có ung thư
Mẹo ABCDE được các chuyên gia da liễu dùng để xác định những nốt ruồi nguy hiểm. Nốt ruồi có 2 nửa bất đối xứng (Asymmetry), có viền bất thường (Borders), có nhiều màu (Color), đường kính lớn (Diameter) và phát triển theo thời gian (Evolving). Chú ý đến hình dạng, kích thước, màu sắc và bất kỳ thay đổi trong nốt ruồi có thể giúp xác định một nốt ruồi lành tính hay ác tính. Cùng tìm hiểu quy tắc ABCDE – nhận biết nốt ruồi có ung thư như sau:
– Một nốt ruồi lành tính có 2 nửa đối xứng. Nếu bạn vẽ một đường tưởng tượng trên nốt ruồi ác tính, hai nửa không phù hợp, không đối xứng là dấu hiệu cảnh báo cho một khối u ác tính.
– Đường viền của nốt ruồi không rõ nét, không đồng đều, đặc biệt nhấp nhô như hình vỏ sò, hình chữ V, là một nốt ruồi ác tính cảnh báo khối u.
>>>>>Xem thêm: Những lưu ý khi bị tắc tia sữa mẹ nhất định phải nhớ
Những nốt ruồi nguy hiểm nghi ngờ bệnh ung thư
– Nốt ruồi lành tính có một màu rất đều như màu nâu, đỏ hoặc đen. Nếu nốt ruồi có nhiều màu sắc thì chắc chắn đó là một khối u ác tính.
– Nốt ruồi lành tính thường có đường kính nhỏ hơn nốt ruồi ác tính. Nốt ruồi mà đường kính lớn hơn tẩy bút chì thì chắc chắn là một u hắc tố.
– Nốt ruồi lành tính không thay đổi theo thời gian nhưng ngược lại, nốt ruồi ác tính thay đổi và phát triển.
Nếu bạn nhận thấy một sự thay đổi của nốt ruồi về kích thước, hình dạng, màu sắc, hay bất kỳ điều gì khác, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
2. Phòng ngừa ung thư nốt ruồi như thế nào?
Không có cách phòng ngừa ung thư da tuyệt đối, tuy nhiên, những phương pháp dưới đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh:
– Hạn chế tiếp xúc tối đa với ánh nắng mặt trời trong thời gian 10h sáng đến 4h chiều
– Quần áo, kính mắt, găng tay, mũ che chắn có thể là hình thức hiệu quả nhất chống nắng và các chất hóa học, ô nhiễm…
– Dùng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 15 và chỉ số PA hợp lý.
– Tỷ lệ mắc bệnh ung thư sẽ tăng nếu như người bệnh thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím một cách trực tiếp mà không bảo vệ làn da của mình. Bạn nên hạn chế những thời điểm nắng gắt, những địa điểm có chỉ số tia cực tím cao.
Nốt ruồi ung thư thường rất nguy hiểm và có thể phát triển nhanh chóng nếu không có sự phòng ngừa và chăm sóc cơ thể đúng cách. Do đó, nếu như tính chất công việc hoặc cuộc sống yêu cầu bạn phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng thì nên sử dụng đồ bảo hộ và có những biện pháp phòng tránh phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.