Ung thư gan sống được bao lâu?

Ung thư gan là bệnh lý ác tính đường tiêu hóa phổ biến thứ hai ở nam giới và thứ 3 ở nữ giới. Bệnh nhân ung thư gan sống được bao lâu là quan tâm của nhiều người.

Bạn đang đọc: Ung thư gan sống được bao lâu?

Bệnh nhân ung thư gan sống được bao lâu?

Ung thư gan sống được bao lâu?

Ung thư gan sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Ung thư gan bắt đầu trong các tế bào gan – cơ quan nằm ở phía trên bên phải ổ bụng có chức năng chuyển hóa, dự trữ và tổng hợp một số chất trong cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến ung thư gan vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng mắc vi rút viêm gan, uống rượu bia, mắc các bệnh gan mạn tính, béo phì, tiểu đường tuýp 2… được xem là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ung thư gan phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

Để khẳng định ung thư gan sống được bao lâu còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, thể trạng bệnh nhân, giai đoạn tiến triển bệnh cũng như mức độ đáp ứng điều trị bệnh.

So với các bệnh ung thư thường gặp khác, ung thư gan có tiên lượng sống không cao bằng nhưng bệnh nhân vẫn có cơ hội kéo dài sự sống nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn khu trú (I,II,IIIA, IIIB), khi khối u có thể đạt đến kích thước trên 5 cm nhưng chưa lan tới bất kì hạch bạch huyết hay cơ quan xa nào, cơ hội sống trong khoảng 5 năm cho bệnh nhân ung thư gan khoảng 31%.

Phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn khu vực (IIIC, IVA), khi khối u đã lan rộng toàn bộ gan và cấu trúc gần đó như túi mật và lan tới các hạch bạch huyết lân cận, cơ hội sống trong 5 năm cho bệnh nhân ung thư gan khoảng 11%.

Đến giai đoạn tế bào ung thư di căn đến các bộ phận xa(IVB), cơ hội sống của bệnh nhân chỉ còn khoảng 3%.

Các phương pháp điều trị ung thư gan

Cũng giống như cơ sở để khẳng định ung thư gan sống được bao lâu, trước khi lên phác đồ điều trị bệnh bác sĩ cũng phải dựa trên nhiều yếu tố. Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư gan phổ biến là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, tiêm cồn ethanol qua da, cắt đốt sóng cao tần, liệu pháp nhắm mục tiêu.

Tìm hiểu thêm: Khám thai tuần 22 – Mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không được bỏ qua

Ung thư gan sống được bao lâu?

Phẫu thuật có thể được chỉ định cho bệnh nhân ung thư gan

  • Phẫu thuật: tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần gan, loại bỏ mẫu mô và một số vị trí ảnh hưởng khác. Phương pháp ghép gan cũng được xem xét nếu khối u chưa lan đến các bộ phận khác và tìm được tạng phù hợp.
  • Xạ trị: sử dụng tia năng lượng cao như tia X để tiêu tế bào ung thư. Xạ trị có thể chỉ định trước, sau phẫu thuật ung thư gan hoặc chỉ định riêng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng được phẫu thuật.
  • Hóa trị: thuốc hóa trị thường được tiêm trực tiếp vào gan để chặn động mạch gan cung cấp máu cho tế bào ung thư.
  • Tiêm cồn ethanol: tiêm cồn ethanol qua da được đánh là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và có chi phí thấp hơn. Khi đi vào cơ thể, cồn sẽ làm khô các tế bào của khối u và làm chết chúng.
  • Cắt đốt sóng cao tần: điều trị ung thư gan nguyên phát và tứ phát sử dụng sóng radio.
  • Liệu pháp nhắm mục tiêu: nhắm vào các tế bào ung thư gan để tiêu diệt, tránh gây hại tới các mô lành xung quanh.

Ung thư gan sống được bao lâu?

>>>>>Xem thêm: Giá dán sứ veneer – Chi phí cho nụ cười hoàn hảo

TS. BS Zee Ying Kiat, bác sĩ ung bướu hàng đầu Singapore trong điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa

Nhằm hỗ trợ tối đa và tăng cơ hội điều trị cho bệnh nhân ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị bệnh. Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân ung thư gan tại Bệnh viện Thu Cúc là TS. BS Zee Ying Kiat, thành viên sáng lập Hiệp hội Gan – Tụy – Túi mật Singapore, bác sĩ có quan tâm đặc biệt đến các bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Trên đây là những thông tin giải đáp ung thư gan sống được bao lâu. Để đăng kí khám với bác sĩ Singapore hoặc nhận thêm thông tin tư vấn, vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *