Vòi trứng bị tắc nghẽn là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng vô sinh ở nữ giới. Bởi vì vòi trứng chính là sợi dây kết nối giữa buồng trứng và buồng tử cung, cho phép trứng đi vào và làm tổ. Vì vậy, để chữa thông tắc vòi trứng hiệu quả và an toàn sẽ cần có đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm với phác đồ điều trị phù hợp.
Bạn đang đọc: “Bật mí” cách chữa thông tắc vòi trứng hiệu quả, an toàn
1. Hiện tượng tắc vòi trứng diễn ra như thế nào?
Vòi trứng là bộ phận sinh sản quan trọng của phụ nữ bên cạnh buồng trứng và tử cung. Vòi trứng là cầu nối từ buồng tử cung đến buồng trứng, đây chính là con đường tinh trùng bơi lên để thụ tinh cùng với trứng. Phần cuối của vòi trứng có loa vòi trứng và được cấu tạo như những cánh tay giúp bắt lấy trứng khi có “sự rụng trứng”.
Trứng này sẽ được di chuyển trong lòng vòi trứng cho đến vị trí thích hợp. Đến khi gặp được tinh trùng trong lòng vòi trứng, sự thụ tinh có thể bắt đầu được diễn ra. Sau khi trứng được thụ tinh thì các lông mao trong vòi trứng có chức năng nâng đỡ và vận chuyển trứng đi về hướng tử cung, bắt đầu cho một cuộc hành trình tạo thành phôi thai đầy diệu kỳ của tạo hóa.
Khi vòi trứng bị tổn thương và gặp các vấn đề như viêm, sẹo, ứ dịch… sẽ là tác nhân gây nên hiện tượng tắc vòi trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thụ tinh và mang thai của phụ nữ. Tắc vòi trứng chiếm từ 25 – 30% trong tất cả các trường hợp vô sinh ở phụ nữ. Lúc này vòi trứng bị chít hẹp, ngăn cản trứng và tinh trùng đến gặp nhau để thụ thai; hoặc trứng và tinh trùng đã thụ tinh không thể đươc di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ.
Hiện tượng ứ dịch vòi trứng là một trong những nguyên nhân gây tắc vòi trứng
2. Nguyên nhân do đâu khiến vòi trứng bị tắc nghẽn?
Theo một số thống kê cho thấy rằng phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nhưng không thể mang thai do tắc vòi trứng đang chiếm tỷ lệ khá cao. Vì những triệu chứng của bệnh không rõ ràng khiến nhiều chị em và bối rối không biết tại sao mình lại bị tắc vòi trứng và tìm cách chữa thông tắc vòi trứng ngay lập tức.
Theo nghiên cứu, ống dẫn trứng bị tắc thường sẽ do những yếu tố sau đây tác động:
2.1 Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Theo thống kê cho thấy cứ có khoảng 8 phụ nữ có tiền sử bị PID sẽ có 1 người gặp khó khăn trong việc thụ thai. Bệnh này hình thành mô sẹo ở cả bên trong và ngoài ống dẫn trứng, hoặc gây nên hiện tượng ứ dịch buồng trứng (Hydrosalpinx). Từ đó tạo thành các vật cản, cản trở quá trình vận chuyển trứng thụ tinh đến tử cung.
2.2 Lạc nội mạc tử cung
Đây là tình trạng xảy ra khi tế bào nội mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung của phụ nữ. Các tế bào này khiến tổn thương vòi trứng và ống dẫn trứng, làm cản trở nhu động ống dẫn trứng và làm rối loạn sự phóng noãn. Theo thống kê đã cho thấy rằng, cứ khoảng 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì sẽ có 1 người gặp phải tình trạng lạc nội mạc tử cung. Bệnh lý này thường được chẩn đoán ở phụ nữ trong độ tuổi 30 đến 40.
Hiện tượng lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ là tác nhân gây tắc vòi trứng
2.3 Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục
Chlamydia và lậu là hai bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến và có thể gây vô sinh. Cả hai vi khuẩn trên đều gây viêm nhiễm ở niệu đạo, viêm cổ tử cung. Nếu như không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương và hình thành sẹo ở vòi trứng.
2.4 Tiền sử mang thai ngoài tử cung
Việc mang thai ngoài tử cung sẽ gây nguy hiểm cho khả năng sinh sản của phụ nữ bởi điều này bắt buộc phải có sự can thiệp bằng phẫu thuật để loại bỏ khối thai. Tuy nhiên, quá trình xâm nhập này luôn tiềm ẩn nguy cơ gây sẹo ở vòi trứng và làm cho sự tắc nghẽn diễn ra.
Bên cạnh đó, tình trạng ống dẫn trứng bị tắc còn có thể do bẩm sinh hoặc di chứng sau phẫu thuật ổ bụng. Đặc biệt là các phẫu thuật thực hiện trên ống dẫn trứng hay sự phát triển của các khối u xơ… Để hạn chế tối đa các nguyên nhân khiến cho vòi trứng bị tắc, bạn nên có một đời sống tình dục an toàn, áp dụng biện pháp dự phòng hàng đầu để tránh các viêm nhiễm phụ khoa gây viêm tắc ống dẫn trứng. Ngoài ra, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng kín cũng là điều hết sức quan trọng đối với phụ nữ. Điều này giúp chị em tăng khả năng phòng tránh được các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, tắc ống dẫn trứng và nâng cao sức khỏe sinh sản cho bản thân.
3. Cách chữa thông tắc vòi trứng hiệu quả, an toàn
3.1 Làm sao để chẩn đoán hiện tượng tắc vòi trứng?
Để xác định được bệnh nhân có gặp phải vấn đề về tắc vòi trứng hay không thì bác sĩ sẽ thực hiện một trong hai chẩn đoán sau đây:
– Chụp X-quang tử cung – vòi trứng: Chẩn đoán này giúp bác sĩ kiểm tra được tình trạng bên trong tử cung và vòi trứng. Để thực hiện kỹ thuật này bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt, sau đó đưa ống thông vào để bơm thuốc cản quang đi qua cổ tử cung và vào trong tử cung tới ống dẫn trứng. Các hình ảnh X quang được tao ra sẽ phản ánh vòi trứng có bị tắc hay không.
– Nội soi: Một dụng cụ phẫu thuật gọi là nội soi sẽ được đưa vào qua một vết mổ rất nhỏ nằm bên dưới rốn. Bác sĩ phẫu thuật có thể nhìn qua phần nội soi để xem liệu một hoặc cả hai ống có thông không. Nội soi cũng có thể được sử dụng với mục đích tìm kiếm, phát hiện các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không. Chẳng hạn như là mô sẹo (dính) hoặc lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, bác sĩ không đề xuất chẩn đoán sớm bằng kỹ thuật thăm dò này vì sẽ gây xâm lấn và khó khăn trong điều trị.
3.2 Phương pháp chữa thông tắc vòi trứng
Hiện nay, tỷ lệ tắc vòi trứng ở phụ nữ trong độ tuổi mang thai đang ngày càng cao. Điều này là nguyên nhân cản trở người phụ nữ “chạm tay” vào hạnh phúc được làm mẹ. Tuy nhiên, đó sẽ không phải là dấu chấm hết cho hành trình làm mẹ của người phụ nữ mà sẽ có cách chữa thông tắc vòi trứng đã được áp dụng và mang lại hiệu quả tốt.
Việc chữa thông tắc voi trứng có thể được tiến hành theo các phương hướng xử trí nội khoa hoặc ngoại khoa.
3.2.1 Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa được áp dụng đối với trường hợp nhẹ, do viêm nhiễm gây nên. Bác sĩ có thể điều trị bằng các thuốc kháng sinh giúp tiêu viêm và thông tắc vùng bị tắc.
Tìm hiểu thêm: Những điều chị em cần biết trước khi đặt vòng tránh thai TCu 380a
Điều trị nội khoa thông tắc vòi trứng được áp dụng đối với bệnh nhân trường hợp nhẹ
3.2.2 Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoài khoa được áp dụng khi việc điều trị bằng thuốc tại nhà không mang lại hiệu quả cho người bệnh. Có nhiều cách để chữa thông tắc vòi trứng như sau:
– Dùng bơm hơi để thông tắc vòi trứng: Biện pháp này được áp dụng trong những trường hợp nhẹ.
– Phẫu thuật nội soi vòi trứng: Để tiến hành thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt dụng cụ nội soi vào buồng tử cung, sau đó sẽ tiến hành đưa một dụng cụ chuyên khoa đi vào vòi trứng để đẩy và thông tắc vòi trứng.
– Phẫu thuật cắt và nối thông ống dẫn trứng: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ đoạn ống dẫn trứng bị tắc không thể thông, rồi nối lại chúng với nhau, nếu thành công trứng sẽ di chuyển và được thụ tinh như bình thường.
– Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng: Cách chữa thông tắc vòi trứng này chỉ được sử dụng khi các phương pháp thông tắc khác không mang lại hiệu quả; vòi trứng, buồng trứng đã bị tắc quá nặng, ứ dịch nhiều, và không còn một chút hy vọng có thể thụ thai tự nhiên. Đối với những trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định làm hỗ trợ thụ tinh ống nghiệm giúp người mẹ vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Đối với trường hợp vòi trứng ứ dịch nặng nề, việc cắt bỏ vòi trứng cũng giúp cho tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công tăng lên.
>>>>>Xem thêm: Bệnh lao phổi và những câu hỏi thường gặp
Điều trị ngoài khoa được áp dụng khi việc điều trị bằng nội khoa chữa tắc vòi trứng không mang lại hiệu quả
Với sự phát triển vượt bậc của ngành y tế hiện nay, đã có rất nhiều ca chữa thông tắc vòi trứng được điều trị thành công và mang lại những kết quả tuyệt vời cho hàng nghìn gia đình hiếm muộn. Vì vậy, nếu không may bạn là một trong những bệnh nhân của căn bệnh này thì hãy khoan vội lo lắng. Điều bạn cần đó chính là giữ được sự bình tĩnh và tinh thần lạc quan để phối hợp cùng với bác sĩ và mang lại hiệu quả tốt. Hy vọng rằng, bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn hiểu sâu hơn những kiến thức của căn bệnh này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.