Ngứa vùng kín là tác nhân gây ra những phiến toái khó chịu trong cuộc sống hằng ngày của chị em phụ nữ. Trong đó, có đến hơn 75% chị em không biết khi bị ngứa vùng kín phải làm sao có thể điều trị dứt điểm. Vấn đề này vô cùng nguy hiểm, bởi vì nếu như hiện tượng này vẫn tiếp tục duy trì trong thời gian dài sẽ để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Không chỉ liên quan đến sức khỏe mà còn có thể tác động đến khả năng sinh sản sau này.
Bạn đang đọc: Chị em bị ngứa vùng kín phải làm sao điều trị triệt để?
1. Nguyên nhân dẫn đến ngứa vùng kín
1.1 Do yếu tố bên ngoài
Có 2 yếu tố bên ngoài tác động đến hiện tượng viêm ngứa vùng kín ở chị em phụ nữ đó là: Thói quen sinh hoạt và môi trường tiếp xúc.
– Thói quen sinh hoạt: có khả năng là do bạn vệ sinh chưa đạt đúng chuẩn, còn sơ sài khiến cho vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt và tạo môi trường khiến vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở. Điển hình như là việc sử dụng xà phòng để vệ sinh. Điều này sẽ khiến cho độ PH trong môi trường âm đạo bị thay đổi, làm cho vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng ngứa. Hoặc do bạn không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, mặc chung đồ lót,…
– Do môi trường tiếp xúc: Một số sản phẩm dễ gây dị ứng với vùng kín như là nước hoa, chất bôi trơn, dao cạo, bao cao su,… Ngay cả giấy vệ sinh có mùi hương cũng là nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc. Bên cạnh việc ngứa vùng kín thì bạn sẽ có thể gặp thêm những vấn đề như mẩn đỏ, sưng và xuất hiện những vùng da dày lên.
Dùng xà phòng gây ảnh hưởng đến độ pH tại vùng kín
1.2 Do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn
Có khá nhiều bệnh lý khiến chị em phụ nữ bị ngứa vùng kín liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như là: nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm trùng nấm men, bệnh vẩy nến, bệnh bạch biến âm đạo hoặc những bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tất cả những bệnh lý trên đều xuất phát điểm từ cảm giác ngứa, khó chịu. Sau đó, theo thời gian lâu dài mỗi căn bệnh sẽ có những dấu hiệu phát tác đặc trưng và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng khác nhau. Ví dụ như nhiễm khuẩn âm đạo sẽ khiến cho khí hư có mùi hôi và ra nhiều bọt; bệnh bạch biến âm đạo sẽ khiến cho bộ phận da vùng kín bị mẩn đỏ và nổi mụn trắng xung quanh,…Vì vậy, nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chị em biết khi bị ngứa vùng phải làm sao để điều trị dứt điểm.
Ngứa vùng kín đi kèm với dịch tiết ra bất thường báo hiệu viêm nhiễm âm đạo
2. Bị ngứa vùng kín phải làm sao để điều trị dứt điểm?
Dường như, sẽ không có một biện pháp duy nhất để điều trị hiện tượng ngứa vùng kín. Bởi vì, tác nhân gây nên hiện tượng này rất nhiều, vì vậy phải khi biết rõ được nguồn gốc của việc ngứa vùng kín này là gì thì mới có thể điều trị dứt điểm được. Do đó, việc đầu tiên bạn cần làm đó là gặp trực tiếp bác sĩ để được tiến hành các xét nghiệm để tìm ra được đúng nguyên nhân.
Trong đó, cách điều trị cho từng dấu hiệu bệnh sẽ được thực hiện như sau:
2.1 Viêm âm đạo do vi khuẩn và nhiễm khuẩn âm đạo
Triệu chứng thường gặp khi bạn bị viêm âm đạo do vi khuẩn đó là: bị đau, ngứa và rát âm đạo, âm hộ; âm đạo có mùi hôi và đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục; dịch âm đạo tiết ra có màu trắng hoặc xám; có cảm giác đau khi đi tiểu.
Còn đối với những người bị nhiễm khuẩn âm đạo sẽ khác ở một điểm đó là tiết dịch âm đạo dày, màu trắng và có dạng như phomat.
Phương pháp điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn và nhiễm khuẩn âm đạo thường sẽ cần điều trị bằng thuốc như thuốc uống, thuốc đặt, thuốc bôi. Vì vậy, nếu như gặp các triệu chứng như trên thì hãy nên gặp trực tiếp bác sĩ để lấy đúng thuốc và giải quyết dứt điểm.
Tìm hiểu thêm: Coi chừng bệnh hen phế quản tái phát vào trời lạnh
Hình ảnh viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn xâm nhập
2.2 Ngứa vùng kín do môi trường tiếp xúc
Vùng kín có thể bị ngứa hoặc bị kích ứng bởi nhiều yếu tố khác nhau như là: xà phòng, bột giặt, sữa tắm, nước hoa, đồ lót bằng chất liệu không thấm hút, trang phục bó sát, bao cao su, chất bôi trơn, dụng cụ thụt rửa,…
Nếu bỗng nhiên một ngày bạn cảm thấy ngứa vùng kín nhưng không bị những dấu hiệu như đỏ, rát hay đi tiểu khó thì có khả năng âm đạo của bạn đang bị tác động với những yếu tố bên ngoài. Bạn hãy để ý đầu tiên đến những sản phẩm mới như là sữa tắm, đồ lót, giấy vệ sinh, dung dịch rửa. Nếu như trước đây bạn không bị những hiện tượng này mà bây giờ bị thì hãy ngưng sử dụng một thời gian xem tình trạng có thuyên giảm hay không.
Còn nếu như nguyên nhân ngừa là do phản ứng của dị ứng, lúc này bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamine để giảm các triệu chứng.
2.3 Bệnh lây qua đường tình dục
Khi bị ngứa vùng kín phải làm sao để điều trị nếu nguyên nhân do bạn bị lây nhiễm qua đường tình dục? Sau khi xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa là do bạn bị lây nhiễm một số bệnh qua đường tình dục như: sùi mào gà, mụn rộp sinh dục thì bác sĩ thường sẽ điều trị theo phương pháp đốt laser kết hợp với thuốc nội khoa.
3. Khi bị ngứa vùng kín phải làm sao để ngăn ngừa?
Để ngăn ngừa hiện tượng ngứa vùng kín tái phát, bạn có thể thực hiện những điều sau đây:
– Tuyệt đối không được gãi khi bị ngứa vùng kín, thay vào đó bạn cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
– Điều trị theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng giảm liều dùng, không bỏ dở giữa chừng.
– Mặc đồ lót vừa vặn, thoải mái, chất vải cotton và thường xuyên thay quần lót 2 đến 3 lần mỗi ngày.
– Thực hiện vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách theo lời khuyên của bác sĩ.
– Quan hệ tình dục một cách an toàn và sử dụng bao cao su khi quan hệ.
– Không tự ý thụt rửa âm đạo sẽ dễ dàng khiến mất cân bằng PH của vùng kín. Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và không sử dụng xà bông, xà phòng, dầu gội để rửa vùng kín.
– Luôn giữ gìn cho vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ.
– Trong kỳ kinh nguyệt, hãy thay băng vệ sinh từ 4 – 6 tiếng/lần.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về viêm phế quản cấp j20
Không được gãi khi ngứa vùng kín tránh gây tổn thương và lây lan vi khuẩn
Ngứa vùng kín thuộc vào những dấu hiệu bệnh lý khá nguy hiểm và tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Vì vậy, hi vọng bài viết ngày hôm nay đã giúp bạn hiểu thêm rằng những nguyên nhân phát triển bệnh cũng như khi bị ngứa vùng kín phải làm sao để điều trị dứt điểm
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.