Quy trình phẫu thuật mổ nội soi cắt buồng trứng

Phẫu thuật mổ nội soi cắt buồng trứng hiện đang là phương pháp ngày càng chiếm nhiều ưu thế với những ưu điểm tuyệt vời như là tính an toàn và hiệu quả cao, thao tác bác sĩ xử lý nhanh gọn và không ra gây đau đớn. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào cũng được phép chỉ định thực hiện mổ nội soi. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý cũng như phương pháp phẫu thuật này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

Bạn đang đọc: Quy trình phẫu thuật mổ nội soi cắt buồng trứng

1. Vì sao thực hiện mổ nội soi cắt buồng trứng?

Cắt bỏ buồng trứng là một thủ thuật ngoại khoa, được sử dụng để cắt bỏ một hoặc hai bên buồng trứng. Có hai phương pháp được áp dụng để cắt bỏ buồng trứng đó là: phẫu thuật mổ mở và phẫu thuật nội soi. Với phương pháp phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu sẽ ít gây ra đau đớn hơn và dễ phục hồi hơn.

Người bệnh sẽ cần thực hiện phẫu thuật nếu như gặp phải các vấn đề như sau:

– Bị áp-xe phần phụ (bao gồm buồng trứng và vòi trứng): đây là tình trạng phần phụ bị hình thành nên một túi có chứa nhiều mủ do bị nhiễm trùng.

– Mắc ung thư buồng trứng.

– Mắc bệnh lý lạc nội mạc tử cung ở trong buồng trứng.

– Có khối u lành tính hình thành ở buồng trứng.

– Bị xoắn buồng trứng.

– Những người có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú, sau khi phẫu thuật sẽ giảm khả năng mắc bệnh.

Quy trình phẫu thuật mổ nội soi cắt buồng trứng

Phẫu thuật nội soi cắt buồng trứng là phương pháp xâm lấn tối thiểu và nhanh phục hồi

2. Những nguy cơ tiềm ẩn sau khi phẫu thuật mổ nội soi buồng trứng

Có thể nhận định rằng, phẫu thuật mổ nội soi cắt buồng trứng được xem là một phương pháp an toàn và không gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh, tuy nhiên vẫn sẽ có tồn đọng một số nguy cơ có khả năng xảy ra như là:

– Mãn kinh sau khi cắt buồng trứng: Nếu như trước khi tiến hành phẫu thuật và người bệnh vẫn chưa mãn kinh thì sau khi cắt bỏ 2 buồng trứng mãn kinh sẽ tới sớm hơn. Các loại hormone được sản sinh ra từ buồng trứng như là Progesterone, Estrogen sẽ bị tụt giảm nhanh chóng và dẫn đến các biểu hiện như là khô rát ở vùng âm đạo, rơi vào trầm cảm hoặc lo âu, mắc một số bệnh lý tim mạch, suy giảm trí nhớ, loãng xương, giảm ham muốn tình dục.

– Tổn thương các cơ quan xung quanh lân cận khu vực phẫu thuật.

– Bị vỡ u buồng trứng và kèm theo nguy cơ làm phát tán tế bào ung thư.

– Sót mô buồng trứng sau phẫu thuật sẽ gây nên các triệu chứng như là đau vùng chậu ở những người phụ nữ tiền mãn kinh.

– Sau khi cắt bỏ 2 buồng trứng sẽ không có khả năng mang thai tự nhiên.

3. Quy trình phẫu thuật mổ nội soi cắt buồng trứng

3.1 Chuẩn bị trước khi tiến hành phẫu thuật nội soi

Trước khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, người bệnh cần lưu ý một số điều quan trọng như sau:

– Thứ nhất: Không được ăn bất cứ thì gì trước khi phẫu thuật và hạn chế tối đa việc uống nước.

– Thứ hai: Ngưng uống các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

– Thứ ba: Thực hiện một số xét nghiệm được chỉ định và tiến hành siêu âm để phục vụ tốt nhất cho quá trình phẫu thuật.

3.2 Tiến hành phẫu thuật mổ nội soi

Đầu tiên, người bệnh sẽ được gây mê trong toàn bộ quá trình thực hiện phẫu thuật. Sau khi thuốc đã ngấm vào cơ thể, bác sĩ sẽ tiến hành với vài đường rạch trên bụng rất nhỏ. Các phẫu thuật viên sẽ sử dụng những dụng cụ với kích thước tương ứng phần rạch để thao tác trong bụng của người bệnh. Ống soi có gắn máy quay và nguồn chiếu sáng được đưa vào cơ thể bệnh nhân giúp bác sĩ có thể quan sát và tiến hành phẫu thuật. Buồng trứng được tách ra khỏi các mô xung quanh và lấy ra ngoài thông qua những đường rạch đã tạo ban đầu.

Ngoài phương pháp phẫu thuật mổ nội soi còn có phương pháp phẫu thuật mở bụng, được thực hiện như sau: Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường với kích thước khoảng 5-10 cm trên bụng để tiếp cận buồng trứng. Sau đó, tiến hành cắt bỏ buồng trứng khỏi các cấu trúc liên kết xung quanh.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp tại sao hen phế quản lại khó thở

Quy trình phẫu thuật mổ nội soi cắt buồng trứng

Người bệnh được gây mê trong suốt quá trình phẫu thuật cắt buồng trứng

3.3 Sau khi phẫu thuật

Hầu hết, những trường hợp bệnh nhân phẫu thuật nội soi sẽ được xuất viện sau 2-3 ngày. Sau khi đã cắt buồng trứng, người bệnh phải:

– Nằm trong phòng hồi sức để cơ thể dần phục hồi và thuốc mê hết tác dụng.

– Trở về phòng bệnh để bác sĩ theo dõi cho đến khi được xuất viện.

– Cố gắng ngồi dậy và để cơ thể vận động nhẹ nhàng giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn.

4. Sau khi phẫu thuật buồng trứng có cần bổ sung thêm Estrogen

Estrogen là một loại hormone sinh dục nữ chiếm giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với người phụ nữ. Loại hormone này giúp phát triển giới tính nữ, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và phát triển cơ quan sinh dục nữ như là: vòi trứng, nội mạc tử cung, âm đạo,… và tạo nên các đặc tính thứ phát của người phụ nữ như: giọng nói trong trẻo, bờ vai nhỏ, bầu ngực nở nang, phát triển các mô mơ hình thành nên đặc trưng của phụ nữ.

Estrogen được sản sinh từ buồng trứng, tuy nhiên sau khi đã cắt bỏ thì cơ thể sẽ bị thiếu hụt Estrogen nghiêm trọng và dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm hay người ta còn gọi là mãn kinh do phẫu thuật. Đi kèm với mãn kinh thì tâm sinh lý của người bệnh cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu hơn như là thường xuyên cảm thấy khó chịu, dễ cáu bẳn với những người xung quanh, rơi vào tình trạng lo âu và mệt mỏi,… Do đó, bổ sung thêm Estrogen vào cơ thể là điều vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, bạn cần phải tuần thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ khi bổ sung Estrogen. Bởi vì, Estrogen có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn cho cơ thể như là: buồn nôn, căng tức ngực, nhức đầu, vàng da, ứ mật, tăng canxi máu, tăng cân. Đặc biệt, có thể gây ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung.

Quy trình phẫu thuật mổ nội soi cắt buồng trứng

>>>>>Xem thêm: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – những điều cần biết

Bổ sung thêm estrogen vào cơ thể là điều cần thiết sau phẫu thuật buồng trứng, tuy nhiên cần phải theo chỉ định của bác sĩ

Phẫu thuật mổ nội soi cắt buồng trứng có thể xem là một phương pháp với quy trình thực hiện không quá phức tạp và ít gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh. Hy vọng rằng, bài viết vừa rồi của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc quan trọng liên quan đến phương pháp phẫu thuật này. Nếu như có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, hãy gửi về trực tiếp cho chúng tôi để được tư vấn và giải đáp kịp thời nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *