Viêm gan B có sinh con được không?

Rất nhiều phụ nữ bị viêm gan B, đặc biệt là những người đã chuyển sang giai đoạn bệnh mạn tính lo lắng và không biết viêm gan B có sinh con được không? Và liệu con mình có bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ không?

Bạn đang đọc: Viêm gan B có sinh con được không?

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là bệnh lây lan trong cộng đồng, trong đó lây nhiễm từ mẹ sang con là con đường chủ yếu. Tuy nhiên theo thống kê của ngành y tế, có tới 60% trẻ sinh ra từ người mẹ bị viêm gan B không bị mắc bệnh đặc biệt không phải trẻ nào mang mầm bệnh cũng bị bệnh suốt đời. Do vậy, phụ nữ mang virus viêm gan B có thể mang thai và sinh con bình thường nhưng nên khám bệnh viêm gan b và nên tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ.

Viêm gan B có sinh con được không?

Viêm gan B vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường nhưng phải thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ

Theo các bác sĩ chuyên về gan mật, virus viêm gan B không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như sự phát triển của bào thai. Sản phụ bị viêm gan B thì thai nhi vẫn phát triển tốt và không có nguy cơ dị dạng. Sự lây truyền siêu vi B sang thai nhi trong thai kỳ rất hiếm. Nhau thai là rào ngăn cản an toàn không cho lây siêu vi B sang thai nhi. Có khoảng 15% lây qua nhau trong trường hợp nhau bị rỉ máu từ mẹ sang.
Có hơn 95% trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B ở giai đoạn chu sinh sẽ tiến triển sang mạn tính do có liên quan đến tình trạng chưa trưởng thành ở hệ thống miễn dịch của trẻ, ngược lại ở tuổi trưởng thành chỉ có 5-7% chuyển sang mạn tính.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm gan C và các giai đoạn diễn tiến của bệnh

Viêm gan B có sinh con được không?

Tiêm phòng viêm gan B là cách phòng chống lây nhiễm viêm gan B

Mẹ bị viêm gan B cần chú ý những gì?

Những người mẹ nhiễm virus viêm gan B không nên cho con bú. Mặc dù bằng chứng lây nhiễm virus viêm gan B qua con đường sữa mẹ chưa được rõ ràng, tuy nhiên nếu núm vú có trầy sướt , chảy máu thì rất dễ lây truyền từ mẹ sang con. Vì thế các bà mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B có thể vắt sữa rồi cho con bú.
Trước khi quyết định có thai, phụ nữ mang virus viêm gan B cần phải điều trị một thời gian bằng thuốc kháng virus để làm giảm nồng độ của virus trong máu. Tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h sau khi sinh. Đây là cách tốt nhất để phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con…
Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của các bệnh nhân gan mật, chăm sóc sức khỏe và đem lại kết quả khám, điều trị tốt nhất cho người bệnh, Phòng khám chuyên khoa Gan mật của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc được ra đời. Phòng khám chuyên khoa Gan mật được đầu tư mạnh và đồng bộ về nguồn nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bi y tế.
Hiện Phòng khám chuyên khoa Gan mật của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang khám và điều trị tất cả các bệnh lý về gan mật trong đó có điều trị viêm gan B. Phòng khám chuyên khoa Gan mật của Bệnh viện Thu Cúc có đội ngũ y bác sĩ giỏi là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực gan mật, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, điều kiện cơ sở vật chất khang trang đem lại chất lượng khám và điều trị tối ưu cho người bệnh.
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, sự chăm sóc, chỉ dẫn ân cần, chu đáo sẽ làm hài lòng tất cả bệnh nhân.

Viêm gan B có sinh con được không?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh sán lá gan

Viêm gan B là một trong những tổn thương gan cần được chữa trị càng nhanh càng tốt

Nhằm giúp người dân có điều kiện tiếp cận với những dịch vụ y tế chất lượng cao, được gặp bác sĩ thường xuyên hơn, thăm khám bệnh và bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và những người thân yêu trong gia đình, Bệnh viện Thu Cúc phát hành Thẻ khám bệnh gia đình. Thẻ khám bệnh gia đình có duy nhất tại Bệnh viện Thu Cúc được xem là một bước đột phá mới trong công tác khám chữa bệnh hiện nay. Theo đó, chỉ với 2 triệu đồng/thẻ/gia đình 4 thành viên và 3 triệu đồng/thẻ/gia đình 6 thành viên, các thành viên trong gia đình sẽ được khám bệnh không giới hạn số lần trong 1 năm kể từ ngày đăng ký thẻ và không phải bận tâm về chi phí mỗi lần khám bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *