Tỷ lệ người mắc các bệnh lý về gan ngày càng tăng. Tuy nhiên thực tế cho thấy chúng ta biết rất ít về loại bệnh nguy hiểm, dễ gây tử vong này. Để nâng cao nhận thức cho mỗi người, cần làm sáng tỏ những quan niệm sai lầm thường gặp nhất về bệnh gan.
Bạn đang đọc: Những điều cần làm sáng tỏ về bệnh gan bạn nên biết
Mặc dù tỷ lệ người mắc các bệnh về gan ngày càng gia tăng nhưng thực tế cho thấy chúng ta có rất ít kiến thức các bệnh lý về gan thường gặp.
Nếu được phát hiện sớm, một số bệnh về gan có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý gan cũng rất đa dạng, trong khi một số bệnh nhẹ, dễ kiểm soát và có thể phục hồi các thương tổn thì những bệnh khác lại rất nguy hiểm, người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy nhược, thậm chí đe dọa tính mạng.
Theo thống kê hiện có hơn 100 bệnh về gan, xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Bất thường về di truyền
- Virus truyền nhiễm
- Bệnh tự miễn
- Rối loạn chuyển hóa
- Lối sống không lành mạnh
- Biến chứng từ một bệnh khác
- Tiếp xúc với chất độc
- Phản ứng với thuốc
Tiến triển của các bệnh lý về gan tùy thuộc vào mức độ thiệt hại ở gan. Giai đoạn đầu của bệnh gan chỉ gây viêm và chưa gây tổn hại nghiêm trọng tới các tế bào gan. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương các tế bào gan, đôi khi là vĩnh viễn, trường hợp nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới suy gan hoặc ung thư gan.
Năm quan niệm sai lầm phổ biến nhất về bệnh gan bao gồm
Bệnh gan là hậu quả của chứng nghiện rượu
Rượu chỉ là một trong số những nguyên nhân gây ra bệnh gan. Viêm gan do rượu là tình trạng viêm gan thường xuyên được phát hiện ở những người uống nhiều rượu, nhưng cũng có thể xảy ra ở những người ít uống rượu. Bởi vì phản ứng của cơ thể mỗi người với rượu là rất đa dạng nên rất khó có thể dự đoán ai dễ bị viêm gan do rượu.
Tìm hiểu thêm: Viêm gan B là gì và phòng tránh bệnh như thế nào?
Rượu chỉ là một trong số những nguyên nhân gây ra bệnh gan.
Ghép gan có thể chữa khỏi được bệnh gan
Với những người có bệnh về gan rất nghiêm trọng, ghép gan được coi là phương pháp điều trị cuối cùng. Tuy nhiên không phải lúc nào ghép gan cũng hiệu quả. Sử dụng phương pháp ghép gan cho cơ thể là sự lựa chọn tốt cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng của gan, bởi khi chức năng gan suy giảm gần như hoàn toàn thì việc ghép gan sẽ thay thế gan bị hư hại, Nhưng việc ghép gan cũng rất nguy hiểm, sau phẫu thuật có thể xảy ra tình trạng gan mới bị đào thải hoặc gan mới lại tiếp tục mắc phải căn bệnh như trước đây.
Chỉ có người nghiện ma túy mới có nguy cơ bị viêm gan C
Viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh gan và có thể lây nhiễm khi sử dụng chung bơm, kim tiêm chích ma túy với người nhiễm bệnh. Tuy nhiên bệnh viêm gan C cũng có thể lây lan qua những con đường khác. Trẻ cũng có nguy cơ bị lây nếu mẹ bị viêm gan C vào thời điểm sinh. Quan hệ tình dục với người nhiễm HCV, dùng chung dao cạo, bàn chải răng có dính máu của người bệnh cũng là nguyên nhân lây bệnh.
Gan nhiễm mỡ là tình trạng không cần phải quá lo lắng
Mặc dù ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ có thể đảo ngược được những thiệt hại bằng cách ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục. Tuy nhiên sự thâm nhiễm mỡ ở gan kéo dài làm giảm quá trình “tiêu hủy” acid béo ở gan, tế bào gan bị “biến dạng” và chức năng gan bị suy giảm. Người bị gan nhiễm mỡ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ như xơ gan, thậm chí là ung thư gan…
>>>>>Xem thêm: Gan nhiễm mỡ nên ăn gì nhanh hết bệnh và tốt cho sức khỏe?
Trong những trường hợp nặng của gan nhiễm mỡ có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan và xơ gan.
Chỉ có người lớn mắc bệnh gan
Khoảng 15.000 trẻ em phải nhập viện mỗi năm do mắc các bệnh về gan. Các nguyên nhân chính của bệnh gan ở trẻ em là di truyền (bệnh Wilson, bệnh thiếu alpha 1- antitrypsin, tyrosinemia), virus (viêm gan A, B, C) và tắc nghẽn dòng chảy của mật từ gan (hẹp đường mật, hội chứng alagile). Ngoài ra, trẻ em béo phì có nguy cơ cao phát triển gan nhiễm mỡ.
Bệnh về gan càng được phát hiện sớm thì cơ hội điều trị thành công càng cao. Do đó nâng cao nhận thức của người dân về bệnh gan là rất cần thiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.